Thực trạng phát triển hệ thống đô thị tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…

Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh. 

Bắc Ninh là địa phương được Trung ương đánh giá có hạ tầng giao thông phát triển nhất toàn quốc với nhiều công trình hạ tầng giao thông mang tính kết nối cao đưa vào khai thác, khẳng định hiệu quả đầu tư và hướng đi đúng của tỉnh. 

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 4.000km đường các loại, trong đó có 4 tuyến Quốc lộ dài gần 170 km và đường tỉnh có 14 tuyến với chiều dài gần 270km, tỷ lệ nhựa hóa 100%; hơn 3.500km các tuyến đường huyện, đường đô thị và giao thông  nông  thôn với tỷ lệ nhựa, bê tông hóa rất cao. Chỉ trong vài năm trở lại đây, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng được đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng như: cầu Bình Than, Nút giao KCN Yên Phong với QL18, Đường tỉnh 276, Đường tỉnh 280, dự án mở rộng cầu Bồ Sơn, nút giao thông phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh.

Hệ thống giao thông trên địa bàn được xây dựng đồng bộ, tính kết nối cao tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397,68ha. Trong đó 12/16 KCN đã đi vào hoạt động; 15 KCN đã được thành lập với diện tích 5.899,22 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt 58,86%. Hiện có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư nhiều nhất  với 595 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 13,8 tỷ USD, chiếm khoảng 64% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN; tiếp theo là Nhật Bản 79 dự án, vốn 1,34 tỷ USD; Đài Loan và các quốc gia khác.

 

Thực trạng phát triển hệ thống đô thị tại tỉnh Bắc Ninh

Tốc độ đô thị hóa và quy mô dân số đô thị

Trong giai đoạn 2011 – 2020, hệ thống đô thị của tỉnh gồm: Thành phố Bắc Ninh & Thị xã Từ Sơn (là thành phố Từ Sơn từ năm 2021) và các thị trấn trung tâm của các huyện (huyện lỵ). Tỷ trọng dân số khu vực thành thị của tỉnh trong giai đoạn này tăng bình quân 3,3%/năm, nổi bật nhất là thành phố Bắc Ninh (8,3%), thị xã Quế Võ (4,3%), và huyện Yên Phong (3,2%).

Những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt trung bình giai đoạn 2011-2020 khoảng 6,5%/năm, khu vực nội thị được mở rộng khá nhanh như thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn (nay là thành phố Từ Sơn). Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh ở các khu vực đông dân cư, các KCN tập trung, các khu vực ven đường ĐT295B, QL18, QL38 là tiền đề để mở rộng các đô thị và hình thành các khu ở tập trung cho nhu cầu lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động công nghiệp.

Hiện trạng phân bố đô thị

Năm 2021, toàn tỉnh có 09 đô thị bao gồm 01 đô thị loại I (thành phố Bắc Ninh), 01 đô thị loại III (thị xã Từ Sơn, nay là thành phố Từ Sơn ), 02 đô thị loại IV (đô thị Thuận Thành  và đô thị Quế Võ , nay là thị xã), 05 đô thị loại V (thị trấn Lim, huyện Tiên Du; thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình; thị trấn Thứa, huyện Lương Tài; đô thị Nhân Thắng, huyện Gia Bình).

Vùng phía Bắc sông Đuống (bao gồm thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và các huyện, thị xã: Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong) là vùng phát triển mạnh về sản xuất công nghiệp, các làng nghề truyền thống cũng như giao thông vận tải lớn như trục đường QL.1A, ĐT.295B; đường QL.18 mới và cũ. Đây cũng chính là nơi tạo lập các cơ sở trung gian và đầu mối giao tiếp với phía Bắc sang Trung Quốc, các điểm dừng chuyển tiếp từ Hà Nội đi về phía Đông ra Quảng Ninh.

Toàn bộ hệ thống đô thị và KCN ở khu vực này có thể phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là ở dải đất giữa hai đường QL.1A và ĐT.295B cùng với tuyến đường sắt Lạng Sơn – Hà Nội cũng như dọc đường 18 – Nội Bài.

Trong vùng này các KĐT và KCN đã hình thành mối liên hệ khá mật thiết, các đô thị đóng vai trò bổ trợ về các loại hình dịch vụ cho các KCN. Đây là điều kiện để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của các đô thị và hình thành các chuỗi đô thị khu vực phía Bắc sông Đuống.

Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bắc Ninh trong vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2020 (%)

Hiện trạng phát triển đô thị

          Dân số đô thị toàn tỉnh năm 2020 là khoảng 442.493 người, dân số ở khu vực nông thôn khoảng 976.633 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 31,2%. Căn cứ Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa dự kiến năm 2025 đạt khoảng 65%; tỷ lệ đô thị hóa dự kiến năm 2030 đạt khoảng 80%. So với hiện trạng đô thị hóa toàn tỉnh để đạt được mục tiêu theo chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và tỷ lệ đô thị hóa theo quyết định trên cần các chiến lược đột phá về Kinh tế – hạ tầng – công nghiệp – Thương mại dịch vụ là đòn bẩy phát triển tốc độ đô thị hóa. 

Bắc Ninh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Ngày 10/08/2020, Khu công nghiệp Gia Bình II được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 353/QĐ-UBND. Theo đó, Khu công nghiệp Gia Bình II có quy mô được phê duyệt quy hoạch là 261,84 ha, bao gồm 250 ha diện tích khu công nghiệp và 11,84 ha là điện tích hoàn trả kênh mương thủy lợi và xây dựng đường giao thông đối ngoại.

Ngày 12/03/2021, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 347/QĐ-TTg với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.956,8 tỷ đồng.

Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2021-2071). Ngày 12/04/2021, Khu công nghiệp Gia Bình II chính thức được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 09/07/2023, tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:
   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thực trạng phát triển hệ thống đô thị tại tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *