Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh, với sự phát triển nhanh chóng và định hình vững vàng trong nền kinh tế Việt Nam, ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trong việc định hình tương lai cho người dân địa phương. Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển biến nhanh chóng và yêu cầu về nhân lực ngày càng cao, việc xác định và thúc đẩy các phương hướng trong giáo dục trở thành một ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là thông tin cập nhật về phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục đào tạo

Quan điểm phát triển

Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội, là cơ sở nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành đô thị hiện đại, thông minh, theo chuẩn mực của khu vực và thế giới, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2030.

Phấn đấu xây dựng nền giáo dục Bắc Ninh đạt trình độ hiện đại, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo cũng như bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, chăm lo, phát triển giáo dục mầm non. Củng cố vững chắc kết quả giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2.

Phát triển Bắc Ninh trở thành trung tâm đào tạo đại học lớn của Vùng Thủ đô, thu hút mạnh mẽ các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu lớn.

Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu chung:

– Thực hiện 3 khâu đột phá chính: Đổi mới công tác quản lý; xây dựng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục. Phấn đấu giáo dục và đào tạo Bắc Ninh luôn đứng trong tốp đầu của cả nước, đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tầm nhìn 2050 đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

– Hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường, lớp phát triển theo hướng phát triển đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học cho học sinh; tăng cường và đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Định hướng thu hút, kêu gọi các cơ sở giáo dục có uy tín đầu tư, mở chi nhánh/phân hiệu tại Bắc Ninh.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phù hợp với chủ trương của TW, của tỉnh và ngành giáo dục đào tạo.

 – Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục

*Một số Mục tiêu cụ thể:

– Giáo dục mầm non:

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô học sinh của cấp giáo dục mầm non ước tính đạt 131.975 học sinh tại năm học 2025-2026 và 132.250 học sinh ở năm học 2030-2031.     

+Duy trì 100% các trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó tỷ lệ đạt chuẩn mức độ 2 là 85%; 50% trường mầm non ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn là 80,0% (theo Luật Giáo dục 2019).

– Giáo dục phổ thông:

* Tiểu học: 

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô học sinh của cấp tiểu học ước tính đạt 133.429 học sinh tại năm học 2025-2026 và 137.562 học sinh ở năm học 2030-2031. Mạng lưới trường, lớp được bố trí hợp lý, đảm bảo sỹ số học sinh/lớp; phấn đấu 95% các trường tiểu học công lập đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

+ Về nhu cầu đội ngũ giáo viên cấp  tiểu học đến năm 2030 là khoảng 5.913 giáo viên. Phấn đấu tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp tiểu học đạt 100% trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 5% (theo Luật Giáo dục 2019).

* Trung học cơ sở:

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô học sinh của cấp trung học cơ sở ước tính đạt 102.069 học sinh tại năm học 2025-2026 và 106.000 học sinh ở năm học 2030-2031.  Phấn đấu 100% các trường THCS, phổ thông liên cấp (tiểu học và THCS) công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; các trường THCS trọng điểm phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức 2 cấp độ cao nhất.

       + Về nhu cầu đội ngũ giáo viên đến năm 2030 là khoảng 5.576 giáo viên. Phấn đấu tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp trung học cơ sở đạt 100% trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 12%.

* Trung học phổ thông:

+ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp trung học phổ thông đạt 100% trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 45%.

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô học sinh của các trường trung học phổ thông ước tính đạt 55.871 học sinh tại năm học 2025-2026 và 58.749 học sinh ở năm học 2030-2031. Về nhu cầu đội ngũ giáo viên đến năm 2030 là khoảng 2.103 giáo viên. Phấn đấu tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cấp trung học phổ thông đạt 100% trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 45%.

+ Phấn đấu 100% các trường THPT công lập duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trường THPT Chuyên và một số trường THPT có điều kiện phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức 2, cấp độ cao nhất. Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có trường phổ thông ngoài công lập chất lượng cao.

– Giáo dục thường xuyên

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô học sinh của giáo dục thường xuyên ước tính đạt 6.200 học sinh tại năm học 2025-2026 và 6.560 học sinh ở năm học 2030-2031. Về nhu cầu đội ngũ giáo viên đến năm 2030 là khoảng 369 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn 100%.

– Giáo dục Đại học và Cao Đẳng: 

+ Giai đoạn 2025-2030, quy mô sinh viên của giáo dục đại học ước tính đạt 20.202 học sinh tại năm học 2025-2026 và 21.212 học sinh ở năm học 2030-2031. Về nhu cầu đội ngũ giáo viên đến năm 2030 là khoảng 32 giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn 100%.

+ Phướng án phát triển quy mô của cấp giáo dục Đại Học: Giai đoạn 2025-2030 ước tính có 20.202 học sinh tại năm học 2025-2026 và  21.212 học sinh tại năm học 2030-2031. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý của cấp đại học ước tính 28 người trong đó 24 người đạt chất lượng đạt chuẩn và 4 người đạt mức trên chuẩn ở năm học 2025-2026. Tại năm học 2030-2031, ước tính 32 cán bộ quản lý và trong đó 28 người đạt chất lượng đạt chuẩn và 4 người đạt mức trên chuẩn.

Định hướng phát triển

Ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong GDĐT 

– Tập trung phát triển giáo dục ở Bắc Ninh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đặc biệt chú trọng liên kết giữa các cụm giáo dục và kỹ thuật với các mô hình đào tạo với sự hỗ trợ của CN, ví dụ: lớp học đảo ngược/ phương thức giảng dạy kết hợp, chương trình ĐT từ xa cho một số chuyên ngành với sự hỗ trợ của CN số,…

– Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, đảm bảo an toàn trong các hoạt động dạy – học và làm việc trên môi trường số. 

Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

– Tận dụng các nền tảng kỹ thuật số để thúc đẩy khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm với tài nguyên trực tuyến miễn phí cho người chưa có việc làm, các chương trình bồi dưỡng trực tuyến, cơ hội việc làm công nghệ mới, nền tảng tuyển dụng kỹ thuật số chuyên biệt, sử dụng dữ liệu để hỗ trợ người dân tìm việc phù hợp.

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Xây dựng được lực lượng cán bộ, giáo viên giỏi cốt cán có trình độ chuẩn, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt và lâu dài. Phấn đấu đến năm 2025, giáo dục Mầm non 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó 80% là trên chuẩn; giáo dục Tiểu học có 100% cán giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó 5% trên chuẩn; giáo dục THCS, THPT: Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn cấp THCS 12%, cấp THPT 45%.Đối với CĐ, ĐH, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ.

Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Phát triển nhân lực các ngành lĩnh vực chủ yếu

Định hướng phát triển nhân lực ngành giáo dục, đào tạo

  • Định hướng phát triển nhân lực ngành y tế
  • Định hướng phát triển nhân lực ngành công nghệ thông tin
  • Định hướng phát triển nhân lực theo trình độ đào tạo

+ Về trình độ học vấn:

Đến năm 2030,  tỉ lệ tương ứng là 7%; 23%; 48%; 45% (phụ thuộc vào cơ cấu nhóm tuổi của dân số).

+ Về trình độ chuyên môn – kỹ thuật: Đến năm 2030  tỉ lệ tương ứng là 16%, 9%, 7% và 14%.

Một số Giải pháp phát triển

✅Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và quản lý nhà nước

✅Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục

✅Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

✅Xã hội hóa giáo dục

✅Nâng cao chất lượng giáo dục

Tầm nhìn 2050

Đến năm 2050, phấn đấu trên địa bàn tỉnh có cơ sở giáo dục tự chủ tài chính thuộc nhóm 1: Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; các cơ sở giáo dục tại khu vực thành thị, có điều kiện kinh tế phát triển phấn đấu mức độ tự chủ tài chính thuộc nhóm 2: Tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên; các cơ sở giáo dục còn lại mức độ tự chủ tài chính thuộc nhóm 3: Tự đảm bảo một phần (>50%) kinh phí chi thường xuyên (phân loại theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Giáo dục nghề nghiệp

Quan điểm phát triển

Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh liên kết với các tỉnh và hợp tác quốc tế để phát triển các ngành, nghề đào tạo đạt trình độ của khu vực, tiến tới trình độ ASEAN.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động (trong vị thế cạnh tranh động) gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu cụ thể tới năm 2025:

– Phấn đấu trên địa bàn tỉnh: Có 01 trường chất lượng cao; 01 trung tâm đào tạo ngành nghề năng lượng và năng lượng tái tạo

– Giai đoạn 2025-2030 ước tính có 11.711 học sinh tại năm học 2025-2026 và  12.296 học sinh tại năm học 2030-2031. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ quản lý của cấp cao đẳng ước tính 4 người trong đó 4 người đạt chất lượng đạt chuẩn và đạt mức trên chuẩn ở giai đoạn 2025-2030.

– Thu hút từ 35 – 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% tổng chỉ tiêu tuyển mới.

– Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

– Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 25%

– Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.

– Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

– Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý – quản trị hiện đại.

– Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

Mục tiêu cụ thể tới năm 2030:

– Phấn đấu có 2 trường chất lượng cao

 – Thu hút 45-50% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

– Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.

– Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 30%

– Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

– Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

– Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý – quản trị hiện đại.

– Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

Định hướng phát triển

– Tập trung các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng lao động cho việc tuyển dụng của các doanh nghiệp; phát triển thị trường lao động đa dạng; chất lượng nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, nghề, lĩnh vực.

– Đầu tư bằng ngân sách tỉnh và các nguồn huy động xã hội hóa khác các trường trọng điểm thực hiện công tác đào tạo nghề có chất lượng cao, người học dễ tìm kiếm được việc làm ngay sau khi học xong. Đồng thời, kêu gọi các cơ sở giáo dục có uy tín đầu tư, mở chi nhánh/phân hiệu tại Bắc Ninh.

– Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới nâng cao chất lượng GDNN để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh.

– Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu, ngành nghề, trình độ đào tạo hợp lý. Sát nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN hoạt động yếu kém, hoạt động không hiệu quả; từng bước sát nhập trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng. Thực hiện chuyển đổi hoạt động của các cơ sở GDNN công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp.

– Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm đã được quy hoạch, phê duyệt theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia). Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN của doanh nghiệp. Đẩy mạnh định hướng, phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình 9+; học sinh tốt nghiệp THPT tham gia học nghề.

– Thực hiện việc liên kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo và việc làm sau tốt nghiệp. Gắn kết GDNN với thị trường lao động vào việc làm bền vững.

– Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động để làm cơ sở cho các cơ sở GDNN. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo.

– Các cơ sở GDNN tăng cường đầu tư để chuẩn hóa các điều kiện (về hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhà giáo…) đảm bảo chất lượng trong đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý và đào tạo theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động.

Giải pháp phát triển

✅Xây dựng đề án “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh mới” phù hợp với “Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” của quốc gia. 

Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

✅Tập trung thu hút đầu tư, xây dựng các chương trình giáo dục nghề nghiệp bám sát với nhu cầu của thị trường lao động của tỉnh (các lĩnh vực: cơ khí chính xác, điện, điện tử, công nghệ dược, nông nghiệp công nghệ cao, quản lý du lịch, quản lý văn hóa…)

✅Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học và xúc tiến việc làm của tỉnh.

✅Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo nhằm xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tham chiếu các chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu. 

Tầm nhìn 2050

Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của tỉnh; trở thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp lớn thứ 2 tại vùng phía Bắc.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương hướng Giáo dục đào tạo & giáo dục nghề nghiệp Tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *