Phương án quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống đô thị, khu đô thị mới tỉnh Bắc Ninh

Trước bối cảnh tăng trưởng đô thị hóa ngày càng gia tăng và nhu cầu về các khu đô thị mới ngày càng tăng cao, việc quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt đối với các khu vực đang phát triển. Trong bối cảnh này, việc xây dựng và thực hiện các phương án quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống đô thị, khu đô thị mới không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để tạo ra các khu vực sống lý tưởng và bền vững cho cộng đồng.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Ninh
  1. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ HỆ THỐNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TẬP TRUNG

1.1. Quan điểm phát triển

– Hệ thống đô thị tỉnh Bắc Ninh phát triển dựa trên ba nguyên tắc: tạo động lực phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường bền vững; dành quỹ đất hợp lý để đầu tư xây dựng các công trình công cộng, khu công viên, khu vui chơi giải trí, công viên sinh thái… nhằm mục đích giữ được cảnh quan môi trường, bảo tồn tối đa các tài sản văn hóa vô hình và hữu hình; phát triển đô thị gắn với phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển du lịch, bán lẻ và giải trí cùng các không gian xanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị. Phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. 

Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ tỉnh Bắc Ninh

– Phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh, tạo ra sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng. Tập trung nâng cao chất lượng các đô thị hiện có để từng bước nâng loại đô thị; đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn để công nhận mới cho các đô thị vệ tinh, bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi vùng, tỉnh, từng huyện, đô thị và nông thôn. 

– Theo Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc xây dựng các khu vực đô thị và trung tâm hành chính tỉnh, thành phố trong tam giác phát triển của vùng thủ đô Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc cần tập trung vào tăng cường liên kết và hình thành các chuỗi đô thị gắn với vành đai công nghiệp, dịch vụ. 

Mạng lưới đường vành đai, đường hướng tâm vùng Thủ đô. 
Mạng lưới đường vành đai, đường hướng tâm vùng Thủ đô. 

Đây sẽ là nơi đáp ứng các nhu cầu sống, làm việc và tái tạo sức lao động của người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về quy mô, vị trí và lập quy hoạch cụ thể, chi tiết về không gian cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật – xã hội. 

Đồng thời, cần thực hiện báo cáo đánh giá tác động của các khu công nghiệp và vành đai công nghiệp đến môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng, từ đó đề xuất các kế hoạch hành động cụ thể và định hướng phù hợp để đảm bảo việc xây dựng được đồng bộ, hiệu quả và không gây ra sự phân mảnh.

– Phát triển và xây dựng mô hình đô thị đáp ứng các tiêu chí của thành phố thông minh và thành phố bền vững:

+ Thành phố thông minh với các tính năng chính: cảm biến được lắp đặt trong các tòa nhà và được kết nối với hệ thống thành phố, dữ liệu được sử dụng để tối đa hóa hiệu suất sử dụng nguồn lực, cảm biến tăng cường tính an toàn và tối ưu hóa bảo trì, tính ứng dụng khả thi với nhiều loại công trình xây dựng khác nhau. 

Vận hành thí điểm trung tâm điều hành thành phố thông minh tại Bắc Ninh
Vận hành thí điểm trung tâm điều hành thành phố thông minh tại Bắc Ninh

+ Thành phố bền vững: xây dựng nhiều không gian xanh lớn xuyên suốt thành phổ giảm bớt khí thải Carbon, sử dụng hệ thống lưới và công tơ điện thông minh nhằm tối ưu hóa tiêu thụ. 

Bản đồ quy hoạch định hướng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch định hướng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

– Hình thành các khu vực đô thị tập trung theo mô hình cấu trúc phát triển TOD, hạt nhân là các trung tâm không gian công cộng đô thị gắn với các tổ hợp công trình đa năng, quảng trường, có vành đai đô thị, chức năng dịch vụ, sản xuất, nhà ở. 

Mô hình TOD hướng tới không gian đô thị đa dạng, phong phú.
Mô hình TOD hướng tới không gian đô thị đa dạng, phong phú.

– Phát triển đô thị phải phù hợp với Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc gia giai đoạn 2021-2030; tập trung phát triển một số đô thị làm động lực phát triển kinh tế – xã hội của từng huyện. Trong đó trọng tâm phát triển thành phố Bắc Ninh trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đô thị khác trong nước và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 

Mô phỏng quy hoạch giao thông đường sắt đô thị Bắc Ninh.
Mô phỏng quy hoạch giao thông đường sắt đô thị Bắc Ninh.
  1. Mục tiêu phát triển

Trong tương lai, tỉnh Bắc Ninh là trọng tâm kinh tế thuộc vùng trọng điểm phía Đông và Đông Nam Vùng Thủ đô Hà Nội, nối Thủ đô Hà Nội với các cảng biển Bắc Bộ và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 65% vào năm 2025 và đạt trên 75% vào năm 2030. 

  1. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng không gian tổng thể

Với tỷ lệ nhập cư cao, chủ yếu trong lĩnh vực chế biến chế tạo, và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tỉnh Bắc Ninh đang đối mặt với một số thách thức, bao gồm nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng đầy đủ và sự kém cỏi trong cơ sở hạ tầng. Do đó, tỉnh sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống đô thị một cách mạnh mẽ nhằm thu hút dân số và cải thiện chất lượng cuộc sống, nhằm mục tiêu trở thành một trong những đô thị hàng đầu tại Việt Nam và cạnh tranh mạnh mẽ với các thành phố khác trong nước và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030
Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030

Hình thành các khu vực đô thị tập trung theo mô hình cấu trúc phát triển bất động sản gần các điểm giao thông công cộng (Transit-oriented Development hay TOD), hạt nhân là các trung tâm không gian công cộng đô thị gắn với các tổ hợp công trình đa năng, quảng trường, có vành đai đô thị, chức năng dịch vụ, sản xuất, nhà ở. 

Điểm nhấn của mô hình TOD là hướng tới cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững.
Điểm nhấn của mô hình TOD là hướng tới cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững.

Phát triển các đô thị dựa trên 3 trụ cột chính: 

– Đô thị thông minh

– Đô thị với không gian sống lý tưởng

– Đô thị xanh và bền vững với kinh tế tuần hoàn

Hình thành 02 khu vực trọng điểm mới của đô thị Bắc Ninh tại khu vực phía nam thành phố Bắc Ninh (một số phường của thành phố Bắc Ninh và các xã của huyện Tiên Du và thị xã Quế Võ) và tại khu vực phía đông của huyện Yên Phong, được phân bổ các chức năng cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị,…

3.2. Thiết kế đô thị

1. Định hướng tầng cao:

+ Định hướng phát triển đô thị mới theo hướng trung tầng và cao tầng. Các khu vực đô thị, làng xóm hiện trạng được giữ tầng cao trung bình hiện trạng. 

+ Khu vực trung tâm các quận tương lai và tại các điểm nút giao thông, gắn với các nhà ga đường sắt đô thị cho phép phát triển cao tầng, tạo nên điểm nhấn kiến trúc cho đô thị. 

+ Khu vực làng xóm hiện hữu và nhà ở sinh thái mới phát triển thấp tầng và tầng cao tương đồng với hiện trạng của từng khu vực.

+ Không phát triển cao tầng gần các khu vực núi Dạm, Phật tích, khu vực làng Diềm, xã Hòa Long; khu vực đền Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh), làm ảnh hưởng đến không gian văn hóa bảo tồn. 

+ Tầng cao công trình được quy định cụ thể trong các cấp quy hoạch và thiết kế đô thị cụ thể ở giai đoạn tiếp theo. 

Ảnh phối cảnh QHPK phía Tây Bắc và Đông Nam thành phố Bắc Ninh.
Ảnh phối cảnh QHPK phía Tây Bắc và Đông Nam thành phố Bắc Ninh.

2. Định hướng mật độ xây dựng:

+ Mật độ nén, tập trung cao theo từng khu vực chức năng và mật độ thấp về các khu vực không gian cây xanh mặt nước. 

+ Các khu vực điểm nút giao thông, có nhu cầu hoạt động thương mại cao, khuyến khích hợp khối, liên kết, xây dựng mật độ cao để tăng khả năng cung cấp dịch vụ công cộng, tạo thuận lợi cho người sử dụng. 

+ Khu vực đô thị hiện hữu: thực hiện kiểm soát mật độ xây dựng trung bình, phù hợp với thực trạng xây dựng hiện nay, kiểm soát sự gia tăng mật độ làm phá vỡ cấu trúc chung của đô thị sinh thái. 

+ Các khu vực phát triển mới như khu đào tạo, khu du lịch, khu nhà ở sinh thái được kiểm soát theo hướng mật độ thấp, tăng cường diện tích cây xanh. 

+ Các khu vực xung quanh các công trình tôn giáo tín ngưỡng có kiểm soát chặt chẽ đối với các công trình xây mới về mật độ, tầng cao, hình thức kiến trúc và khối tích công trình.

3. Cửa ngõ đô thị:

Tại các nút giao thông đối ngoại quan trọng của các tuyến cao tốc (Hà Nội – Lạng Sơn; Nội Bài – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên), tuyến quốc lộ 18, 17; 38; các tuyến đường liên tỉnh, liên vùng và các tuyến đường chính đô thị…. được thiết kế cảnh quan, kiến trúc hiện đại hấp dẫn, thu hút du khách và người dân đến với Bắc Ninh. Tăng cường giải pháp thiết kế đô thị, biểu tượng tạo điểm nhấn ấn tượng chung cho đô thị Bắc Ninh. 

Cận cảnh công trình cầu Bồ Sơn gần 130 tỷ đồng ở Bắc Ninh
Cận cảnh công trình cầu Bồ Sơn gần 130 tỷ đồng ở Bắc Ninh

4. Trục không gian, cảnh quan chính:

Cải tạo, nâng cấp cảnh quan các tuyến đường đối ngoại (Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; Nội Bài – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên; quốc lộ 18, 17; 38), đường vành đai kết nối, các tuyến đường chính phục vụ du lịch và đô thị, tạo cảnh quan hấp dẫn, với các tiện ích công cộng thông minh, hiện đại, sinh thái, dễ tiếp cận, có hình ảnh đặc trưng riêng theo từng đoạn tuyến. Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, tạo lập hình ảnh đô thị.

Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II có vị trí nằm trên địa bàn 4 xã, trong đó có xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Dự án có phía Đông giáp đường dẫn cầu Bình Than, phía Tây giáp thôn Bảo Ngọc và xã Thái Bảo, phía Nam giáp Quốc lộ 17, phía Bắc giáp tuyến đường ĐT 282B.

Quy mô dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Khu công nghiệp Gia Bình II có tổng diện tích quy hoạch 250 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.956,8 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch sử dụng đất và phân thành các chức năng bao gồm: Đất xây dựng nhà máy 167,23 ha (66,89%); đất giao thông 33,82 ha (13,53%); đất cây xanh 25,33 ha (10,13%); phần còn lại dành cho đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Mặt bằng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Mặt bằng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch, ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao.

Tại dự án, được đầu tư xây dựng hạ tầng với các hạng mục chính: Giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, gồm 02 mô-đun với công suất 3.500m3/ngày đêm.

Phối cảnh tại dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Phối cảnh tại dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Từ dự án Khu công nghiệp Gia Bình II, thuận tiện liên kết đến các khu vực tiện ích và vùng lân cận như: Cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách khu vực sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương án quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống đô thị, khu đô thị mới tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0848 84 59 59

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *