Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh, một trong những tỉnh thành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đã từng bước khẳng định vị thế của mình không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn là trung tâm của ngành công nghiệp. Với sự đầu tư và quản lý hiệu quả, Bắc Ninh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, tạo nên một cộng đồng kinh doanh sôi động và phát triển. Trong bối cảnh thị trường thế giới liên tục biến đổi và các ngành công nghiệp đang chuyển dịch sang mô hình công nghiệp 4.0, việc định hướng và phát triển ngành công nghiệp của Bắc Ninh trở nên ngày càng quan trọng hơn. Dưới đây là bài viết của KCN Gia Bình II về phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Quan điểm phát triển

Chú trọng phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu và tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cung ứng đồng thời đảm bảo tạo ra việc làm thu nhập cao cho người lao động, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Tận dụng hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nhanh chóng.

Ưu tiên một số ngành công nghiệp dựa trên lợi thế sẵn có của tỉnh với tiềm năng phát triển cao. Theo đó, đến năm 2030, Bắc Ninh nên tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: sản xuất thiết bị điện tử; Sản xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ ngành phụ tùng hàng không sản xuất thiết bị công nghệ cao;;và dược phẩm Dược phẩm & Thiết bị CN Y khoa; Công nghệ cao.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh

Phát triển Bắc Ninh phát triển trở thành Trung tâm sản xuất sản phẩm điện tử hoàn thiện hàng đầu Việt Nam. Tỉnh tiếp tục phát huy lợi thế có sẵn và duy trì ngành sản xuất điện tử là động lực chính cho phát triển công nghiệp, tập trung vào phân khúc giá trị cao, cụ thể là các dòng điện thoại thông minh và thiết bị đeo thông minh. Từ đó, từng bước nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị điện tử, tích hợp chuỗi giá trị với các hoạt động NC&PT và thiết kế. Mở rộng chuỗi cung ứng đến sản xuất và trở thành thủ phủ chất bán dẫn của Việt Nam. Ngoài ra, cần đa dạng hóa vào các ngành sản xuất khác mà tỉnh có thế mạnh; Thực hiện hoạt động sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

Tăng cường đầu tư, phát triển những sản phẩm công nghiệp có nhiều triển vọng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xác định những sản phẩm có triển vọng dựa trên các tiêu chí về dung lượng của thị trường, tính khả thi về huy động nguồn vốn và nguồn nhân lực, giá trị gia tăng trong việc tạo ra việc làm chất lượng và mức độ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ từ chính quyền tỉnh Bắc Ninh.

Mục tiêu phát triển

       – Phấn đấu đến năm 2025, GRDP công nghiệp – xây dựng (gss 2010) đạt 136.977 nghìn tỷ đồng, năm 2030 là 190.374 tỷ đồng.

       – Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong nền kinh tế ở mức 75,5% năm 2025 và 72,6% năm 2030.

       – Lao động hoạt động trong cụm ngành đạt 457,488 nghìn người năm 2025 và 498,956 nghìn người năm 2030.

       – Phấn đấu năng suất lao động đạt 553,0 triệu đồng/người năm 2025 và đạt 831,5 triệu đồng/người năm 2030.

Bảng: Các chỉ tiêu cơ bản của ngành công nghiệp – xây dựng đến năm 2030

  Đơn vị tính 2020 2025 2030 Tăng trưởng b/q năm (%)
2021-

2025

2026-

2030

GRDP ngành CN-XD

(gss 2010)

Tỷ đồng 93.973 136.977 190.374 7,7 6,8
Trong đó:            
– Công nghiệp chế biến, chế tạo Tỷ đồng 87.327 130.724 183.348 8,0 7,0
– Điện, gas, nước, xử lý chất thải Tỷ đồng 1.077 1.397 1.772 6,4 4,9
– Xây dựng Tỷ đồng 5.569 4.856 5.254 1,8 1,6
Lao động Nghìn người 435,2 457,5 499 1,1 1,8
Năng suất lao động Triệu đồng/ người 368 553 831,5 9,0 8,5

Nguồn: Tổng hợp

Định hướng phát triển

Tập trung sản xuất thiết bị điện tử theo hướng nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị

Phương án phát triển 

  • Tập trung vào sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị đeo thông minh

Mảng sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị đeo thông minh có nhiều tiềm năng và tính hấp dẫn cao. Với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến đạt 7,9%. Chỉ riêng điện thoại thông minh và thiết bị đeo thông minh đã chiếm 80% thị trường và 90% mức độ tăng trưởng trong thị trường điện tử tiêu dùng.  

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Thị trường điện tử tiêu dùng toàn cầu (Tỷ USD)

Bắc Ninh đã có sẵn các lợi thế và yếu tố hỗ trợ cần thiết cho hoạt động sản xuất điện thoại và thiết bị đeo thông minh, bao gồm các cơ sở vật chất và quỹ đất tại các KCN, lực lượng lao động với chuyên môn sẵn có và các cơ chế chính sách ưu đãi cho hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, chuỗi cung ứng đã được hình thành theo các dự án FDI của các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Canon, Foxconn. Ngoài ra về mặt chi phí như chi phí nhân công, đất đai, các dịch vụ tiện ích và vận chuyển, khi so sánh với các địa điểm khác trong khu vực và quốc tế, Bắc Ninh vẫn đang là một điểm đến cạnh tranh.

Bảng: So sánh chi phí sản xuất của Bắc Ninh với các địa điểm khác trong khu vực

  Chỉ tiêu Bắc Ninh (Việt Nam) Trung tâm Java (Indonesia) Cebu (Philippines) Rayong (Thái Lan) Thẩm Quyến (Trung Quốc) Singapore
Chi phí nhân công Chi phí nhân công sản xuất (USD/năm) 4.132 6.098 4.786 8.135 10.613 31.931
Chi phí kỹ sư sản xuất (USD/năm) 7.791 8.764 7.418 13.793 16.527 48.664
Chi phí cán bộ quản lý sản xuất (USD/năm) 16.494 18.489 1.827 26.725 26.371 71.616
Chi phí đất đai & Các dịch vụ tiện ích Giá đất công nghiệp (USD/ m2/năm) 100 173 198 70 106 397
Giá điện (USD/kwh) 0,08 0,11 0,15 0,12 0,10 0,15
Giá nước (USD/m3) 0,42 0,43 0,32 0,47 0,36 1,44
Chi phí vận chuyển Vận chuyển theo đường biển từ TQ 840 3,280 1,784 3,000 0 3,012
Chất lượng cảng, sân bay, đường bộ 3,0 2,9 2,7 3,1 5,8 4,1
Chỉ số hiệu suất logistic 3,3 3,2 2,9 3,4 3,6 4,0
Thuế Thuế TNDN 20 25 30 20 30 17
Tổng thuế suất (Thuế phải trả) 20 năm ở KCN (tính cả các ưu đãi) 11,5 9,5 14,0 12,5 9,8 6,0

Nguồn: Tổng hợp 

  • R&D và Thiết kế thiết bị điện tử

       Bắc Ninh có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị ngành điện tử bằng cách hướng tới nghiên cứu phát triển và thiết kế. Phân khúc Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và Thiết kế thiết bị điện tử định giá vào khoảng 200 tỷ đô vào năm 2019, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến đạt 7%, với khoảng cách giá trị gia tăng dự kiến giữa hoạt động sản xuất và hoạt động nghiên cứu phát triển sẽ còn tăng thêm trong giai đoạn tới.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Hình minh họa giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị

       Tỉnh Bắc Ninh có những lợi thế trong phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển nhờ vị trí địa lý gần với thành phố Hà Nội và khả năng tiếp cận các kỹ sư tay nghề cao và các chuyên gia nghiên cứu; ngoài ra một số hoạt động nghiên cứu và phát triển cho ngành sản xuất điện tử đã và đang được Samsung tiến hành.

  • Sản xuất thiết bị bán dẫn

       Ưu tiên số ba trong phương hướng phát triển ngành sản xuất điện tử tại tỉnh Bắc Ninh là sản xuất thiết bị bán dẫn. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép trong giai đoạn 2020-2025 được dự đoán vào khoảng 6,9%. Bắc Ninh có sẵn nhu cầu với mảng thiết bị bán dẫn và có khả năng xây dựng chuỗi giá trị với các cụm sản xuất điện thoại thông minh sẵn có. Mảng này cũng tiếp tục tạo nhiều việc làm có thu nhập cao cho người dân địa phương và ở mức ưu tiên tương đối. 

Xây dựng trung tâm sản xuất công nghệ cao hàng đầu tại Miền Bắc Việt Nam; tận dụng lợi thế sẵn có của mình có thể phát triển các hoạt động MRO, cũng như bước đầu phát triển sản xuất các phụ tùng phụ tùng hàng không hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam. Một số lợi thế chính của Bắc Ninh để phát triển hoạt động MRO và cụm phụ tùng hàng không đầu tiên tại Việt Nam bao gồm: (i) Vị trí đắc địa gần sân bay quốc tế Nội Bài, (ii) Cụm sản xuất hiện tại với trọng tâm là ngành điện tử, có chuyên môn về mảng chế tạo, (iii) Hạ tầng kỹ thuật phát triển, bao gồm các KCN và các tuyến đường giao thông

Trong giai đoạn này, tỉnh Bắc Ninh định hướng trở thành: Trung tâm cung cấp vật tư bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm phụ tùng hàng không (MRO); Hoạt động sản xuất phụ tùng phụ tùng hàng không; ngành Công nghệ Y khoa, đặc biệt là phân khúc thiết bị y tế điện tử; Thị trường robot (với hai phân khúc sản phẩm robot Thương mại và robot Tiêu dùng phù hợp với khả năng sản xuất tại Bắc Ninh), thị trường thiết bị cảm biến (với bốn phân khúc gồm cảm biến Công nghiệp, Dược, F&B và Năng lượng); sản xuất phụ tùng ô tô…

Ngoài ra tỉnh cũng tập trung phát triển công nghiệp ứng dụng số hóa, ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực sản xuất, cải thiện dây chuyền sản xuất, quy trình sản xuất. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu lớn (Big data) về công nghiệp, KCN và CCN để chuyển đổi dần sang nền kinh tế tuần hoàn.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Thị trường Rô bốt thế giới theo phân khúc 2020 – 2025 (tỷ đô la)

Hoạt động sản xuất phụ tùng ô tô cũng là một thị trường tiềm năng cho tỉnh. Bắc Ninh có tiềm năng để các nhà sản xuất OEM ô tô (nhà sản xuất phụ tùng gốc) lựa chọn để sản xuất, tuy nhiên đi kèm với đó là sự cạnh tranh cao từ các tỉnh xung quanh vùng đồng bằng sông Hồng. 

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Các cụm sản xuất phụ tùng ô tô thiết bị gốc tại Việt Nam

Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn có một số lợi thế nhất định để thu hút các nhà sản xuất OEM ô tô. Bắc Ninh có lợi thế về vị trí địa lý ở gần cảng hàng không Nội Bài, thuận lợi để tiếp cận nguồn cung các nguyên vật liệu nhập khẩu để lắp ráp ô tô. 

Phát triển ngành sản xuất dược phẩm: đưa Bắc Ninh trở thành khu vực sản xuất dược phẩm quy mô lớn cho các doanh nghiệp quốc tế, bước đầu trở thành trung tâm phát triển Công nghệ Y khoa; Xây dựng nền công nghiệp dược phẩm, chú trọng tăng cường khả năng sản xuất nghiên cứu, tập trung đầu tư phát triển dược phẩm nội địa bảo đảm chất lượng, giá thành hợp lý với công nghệ sản xuất tiên tiến và dược phẩm công nghệ cao. Phát triển công nghiệp hóa dược, đặc biệt là sản xuất vắc xin và thuốc từ dược liệu, bước đầu phát triển ngành Công nghệ Y khoa theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, phát triển các cơ sở hạ tầng phù hợp và các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm phát triển, nuôi dưỡng ngành dược phẩm…

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Quy mô thị trường dược phẩm quốc tế 2015 – 2030 (tỷ USD)

Phân bố không gian công nghiệp 

Khu vực bố trí phát triển công nghiệp tập trung cần đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện như: Kết nối giao thông thuận lợi, gần các yếu tố tài nguyên, nguồn nguyên liệu sẵn có, đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các điều kiện thiết yếu (như: cung cấp điện, nước, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, thu hút lao động, bố trí các dịch vụ phục vụ người lao động…); đồng thời, phải đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai. Phát triển không gian sản xuất công nghiệp gắn với không gian phát triển đô thị, hình thành một số KCN – đô thị – dịch vụ. Phát triển các ngành nghề thủ công, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh, phát triển làng nghề, mở rộng các mặt hàng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Phân vùng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm 4 vùng như đã trình bày chi tiết tại mục V.3. trên, bao gồm

  1. Thung lũng công nghệ điện tử – phía Bắc Yên Phong
  2. Hành lang công nghiệp phía Bắc huyện Quế Võ
  3. KCN mới – Huyện Thuận Thành và Huyện Lương Tài
  4. Trung tâm CNTT và Công nghệ cao – Huyện Tiên Du

* Ngoài ra, khu vực phía Tây Nam Huyện Gia Bình sẽ trở thành vùng dự trữ phát triển công nghiệp. Khi điều kiện cho phép, sẽ phát triển KCN ở khu vực này và khu nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh có vai trò phụ trợ cho hoạt động phát triển CN toàn tỉnh.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc NinhTừ các đánh giá hiện trạng và phân tích xu hướng, 07 nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với lợi thế phát triển sẵn có tại Bắc Ninh và xu hướng phát triển trong tương lại đã được xác định, bao gồm (1) Sản xuất thiết bị điện tử, (2) Sản xuất công nghệ cao, (3) Du lịch, (4) Logistics, (5) Thương mại, (6) Dịch vụ công nghệ thông tin và (7) Sản xuất dược phẩm.

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra một số giải pháp:

Phát triển hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp: Thúc đẩy triển khai nhanh các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn như hạ tầng giao thông, điện, nước đối với các khu, cụm công nghiệp, xem đây là khâu then chốt để thu hút các dự án đầu tư lớn. Tập trung cao công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng, chú trọng các cơ chế, giải pháp đẩy nhanh việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; ưu tiên nguồn lực tài chính xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; trong đó, quan tâm  phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp – làng nghề một cách đồng bộ, có cơ chế khuyến khích để bảo tồn bí quyết gia truyền, đào tạo, chuyển giao nâng cấp nghề truyền thống, đặc biệt là chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi. Triển khai có hiệu quả Chương trình khuyến công quốc gia; Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư, đổi mới, cải tiến, tiếp nhận thiết bị và công nghệ mới, đầu tư công nghệ sản xuất sạch không gây ô nhiễm môi trường; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến (ở một số khâu có điều kiện) với công nghệ cổ truyền để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm làng nghề và bảo vệ môi trường…

Giải pháp về cơ chế chính sách: Tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực. Khuyến khích việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp ưu tiên phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ gắn với giảm thiểu tác động môi trường… Tăng cường xúc tiến đầu tư tập trung vào một số ngành công nghiệp ưu tiên, có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất toàn cầu, tác động lan tỏa cao đến các ngành kinh tế khác…

Giải pháp về đầu tư: Đẩy mạnh thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; ưu tiên dự án FDI quy mô lớn tạo hiệu ứng lan toả. Đối với đầu tư trong nước, thu hút đầu tư vào CNHT tận dụng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của các dự án FDI trên địa bàn. Khuyến khích các hình thức hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ, kinh nghiệm sản xuất; M&A các dự án FDI nhanh chóng tiếp cận, kế thừa năng lực quản trị, kỹ thuật tiên tiến. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển công nghiệp gắn với tăng trưởng bền vững. Thu hút đầu tư có chọn lọc; hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế; các ngành dịch vụ như tín dụng, ngân hàng, vận tải kho bãi…; ưu tiên các dự án có quy mô lớn của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu để tiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư của tỉnh.

Cùng với đó là thực hiện đồng bộ các chóm giải pháp về vốn, khoa học & công nghệ, quản lý phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển

Tầm nhìn đến 2050

       Bắc Ninh có nền công nghiệp hiện đại, phát triển nhanh và bền vững gắn với bảo vệ mội trường, trở thành điểm đến hàng đầu thu hút FDI về sản xuất thiêt bị điện tử, trung tâm sản xuất và dịch vụ công nghệ cao của Việt Nam.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *