Tỉnh Bắc Ninh, với vị thế địa lý đắc địa và tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội vượt trội, đang không ngừng nỗ lực xây dựng và triển khai các phương án tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương. Trong bối cảnh đó, việc đề xuất và thực hiện các phương án phù hợp là điều cực kỳ quan trọng, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và tạo đà cho sự nghiệp phát triển toàn diện của tỉnh Bắc Ninh. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh.
I. Quan điểm, cấu trúc bố trí không gian phát triển
1. Quan điểm bố trí không gian phát triển
(1) Phát triển không gian các đô thị có tính hội nhập cao và cân nhắc các điều kiện sẵn có tại không gian được quy hoạch, bao gồm các điều kiện về cơ sở hạ tầng, di tích lịch sử, KCN, khu dân cư, v.v. tạo thành các không gian tập trung đa năng, với chức năng đặc trưng chủ đạo
(2) Phân bổ đất đai hợp lý cho các ngành kinh tế trọng tâm và thế mạnh của tỉnh như sản xuất công nghiệp, thương mại – dịch vụ nhằm tối ưu hóa các cơ hội phát triển kinh tế xanh và có giá trị cao; Đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế chủ đạo được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới bao gồm sản xuất thiết bị điện tử, phụ tùng hàng không, thiết bị y khoa, dược phẩm, dịch vụ CNTT, dịch vụ du lịch.
(3) Các không gian sống cần được phân bố phù hợp với mật độ dân cư nhằm tạo ra môi trường sống thoải mái, tích hợp đầy đủ các cơ sở hạ tầng xã hội cần thiết nhằm phát triển lâu dài, bền vững
(4) Bảo tồn các không gian xanh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bố trí không gian phát triển công nghiệp, KĐT, khu dân cư, các cơ sở hạ tầng phù hợp, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ môi trường bền vững và chống biến đổi khí hậu
(5) Hình thành hành lang kinh tế chiến lược với Thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, tổ chức các hành lang kết nối đô thị, thương mại, dịch vụ, đồng thời phát triển các hành lang kinh tế, xã hội chiến lược.
2. Cấu trúc phát triển, phân vùng lãnh thổ
2.1. Tổ chức không gian kinh tế xã hội theo các vùng và hành lang kinh tế
Phát triển quy hoạch chiến lược không gian tỉnh Bắc Ninh với 2 vùng trọng tâm và 5 hành lang phát triển. Cấu trúc vùng đô thị được định hướng thành vùng nội thành ở phía Bắc sông Đuống và vùng ngoại thành ở phía Nam sông Đuống theo định hướng phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm, gồm 2 vùng:
- 01 đô thị trung tâm Bắc Ninh (vùng nội thành gồm địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du, thị xã Quế Võ và huyện Yên Phong) phát triển theo mô hình cấu trúc chùm đô thị đa năng \
- 01 vùng ngoại thành gồm đô thị vệ tinh (thị xã Thuận Thành), cùng khu vực phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp là Gia Bình và Lương Tài.
Hình thành các khu vực đô thị tập trung theo mô hình cấu trúc phát triển bất động sản gần các điểm giao thông công cộng (Transit-oriented Development hay TOD), hạt nhân là các trung tâm không gian công cộng đô thị gắn với các tổ hợp công trình đa năng, quảng trường, có vành đai đô thị, chức năng dịch vụ, sản xuất, nhà ở.
Khu vực phát triển mới được phát triển đồng bộ, tập trung, khuyến khích phát triển cao tầng thành các tổ hợp đô thị, dành mặt bằng cho phát triển hạ tầng giao thông thông minh, phát triển các trung tâm dịch vụ làm trọng tâm phát triển các khu vực đô thị mới.
Cấu trúc không gian được kết hợp giữa cấu trúc mạng hướng tâm và 05 hành lang phát triển, gồm:
– Hành lang phát triển đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 1, nối Từ Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang.
– Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp dọc quốc lộ 18, nối từ Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ, xây dựng các đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các đô thị dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp.
– Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc quốc lộ 17, nối từ Quế Võ – Gia Bình – Thuận Thành.
– Hành lang phát triển đô thị dịch vụ dọc quốc lộ 38 và vành đai 04, thành phố Bắc Ninh, thị xã Thuận Thành.
– Hành lang sinh thái và phát triển du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian dọc sông Đuống
Mối quan hệ giữa các hành lang phát triển của tỉnh Bắc Ninh với các hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia.
(1) Với hành lang kinh tế Bắc- Nam:
Theo định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, hành lang kinh tế Bắc – Nam (Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau) hình thành dựa trên trục giao thông kết nối là đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai. HLKT Bắc – Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, kết nối các vùng động lực, các đô thị, trung tâm kinh tế, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây và dải ven biển.
Bắc Ninh là điểm giao thoa của các hành lang phát triển dọc Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 2, Quốc lộ 18, Điểm giao cắt của hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn dọc quốc lộ 1 và hành lang kinh tế dọc quốc lộ 18 sẽ tạo nên điểm nút đặc biệt thuận lợi phát triển về giao dịch thương mại và logistic cho khu vực.
Với vị trí cửa ngõ giáp thủ đô, Bắc Ninh có mối liên hệ chặt chẽ với Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…, liên hệ sản xuất công nghiệp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, liên hệ về dịch vụ du lịch với Hải Dương, Bắc Giang, liên hệ về sản xuất nông nghiệp với Hưng Yên… Bắc Ninh có lợi thế đặc biệt về phát triển dịch vụ thương mại cấp vùng và trung tâm logistic cấp vùng. Nằm trên hành lang kết nối trực tiếp với Trung Quốc, ngoài việc cung ứng hỗ trợ cho Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có lợi thế phát triển các ngành lĩnh vực có mối liên hệ trực tiếp từ phía Trung Quốc hoặc kết nối với thị trường Trung Quốc.
Hành lang kinh kế Bắc – Nam là trục “xương sống” cầu nối phát triển giữa Bắc Ninh với các vùng kinh tế, hành lang phát triển lân cận cả trong nước và quốc tế. Ngược lại, các hành lang phát triển của Bắc Ninh (05 hành lang – Cấu trúc phát triển không gian Bắc Ninh) gắn kết trực tiếp các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, khu sinh thái đang phát triển của Bắc Ninh với hành lang kinh tế Bắc- Nam. Hình thành mạng lưới giao thương buôn bán, trao đổi thương mại xuyên suốt, phát triển mạnh mẽ, có vai trò hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy phát triển cho hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia.
(2) Với hành lang kinh tế Đông – Tây:
Hành lang kinh tế “Lào Cai – Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh – Hải Phòng” với các khu vực phát triển tập trung các lĩnh vực: Công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị, du lịch (Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang) với đầu mối giao thương lớn như cảng biển (Quảng Ninh, Hải Phòng), cửa khẩu quốc tế (Lào Cai), cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi), các trung tâm du lịch, dịch vụ lớn (Lào Cai, Quảng Ninh),
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng thủ đô Hà Nội, nằm dọc hành lang kinh tế Đông – Tây, kết nối trực tiếp với thủ đô và các địa phương khác trong vùng Hà Nội qua các tuyến QL1, QL5, QL2, QL18, đang phát triển về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, logistic, chế biến nông lâm sản… Bắc Ninh còn nhiều dư địa phát triển về các mặt kinh tế – xã hội, tạo động lực, hỗ trợ mạnh mẽ cho hành lang kinh tế Đông -Tây. Với nhiều lợi thế đặc thù, Bắc Ninh tiềm năng sẽ là trung tâm kinh tế của hành lang kinh tế “Lào Cai – Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh – Hải Phòng” trong giai đoạn phát triển 2030-2050.
2.2. Tổ chức không gian kết nối liên huyện, thành phố
Khu vực Bắc sông Đuống là vùng nội thành của thành phố trực thuộc trung ương (đô thị trung tâm) liên kết thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, thị xã Quế Võ với chức năng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, với thành phố Bắc Ninh là trung tâm và hạt nhân phát triển của khu vực. Khu vực Bắc sông Đuống sẽ phát huy tiềm năng sẵn có của tỉnh Bắc Ninh, liên kết chặt chẽ với Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Khu vực Nam sông Đuống là vùng ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương chức năng là vùng Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp, liên kết thị xã Thuận Thành, huyện Gia Bình, thị xã Lương Tài. Với hạt nhân và trung tâm khu vực là thị xã Thuận Thành, khu Nam sông Đuống sẽ là động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh trong giai đoạn phát triển tới.
Phía Bắc sông Đuống: Là khu vực hình thành các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.
Khu vực Bắc sông Đuống dự kiến là vùng đô thị trung tâm với các khu vực đô thị được tổ chức theo mô hình các quận nội thành và phân thành 5 khu vực đô thị bao gồm: TP Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ.
– Khu vực TP Bắc Ninh: với vai trò là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
– Khu vực Yên Phong: Được dự kiến hình thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao .
– Khu vực TP Từ Sơn: Định hướng phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch và giáo dục – đào tạo, nghiên cứu và đô thị công nghiệp.
– Khu vực Tiên Du: định hướng phát triển dịch vụ công cộng, thương mại, logistics, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp vùng.
– Khu Quế Võ: Định hướng phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, logistics.
Trung tâm trọng điểm mới Nam Sơn: Với vị trí thuận lợi về địa hình, giao thông, quỹ đất xây dựng, nghiên cứu hình thành 01 trung tâm trọng điểm mới của đô thị Bắc Ninh trên cơ sở hình thành chủ yếu trên cơ sở: một số xã của Thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du và thị xã Quế Võ.
Trục hành lang Đông Tây: kết nối khu giáo dục đào tạo phía Tây QL 38 sang phía Đông trung tâm công cộng mới Nam Sơn (Trung tâm trọng điểm phát triển sinh hoạt văn hóa giáo dục cộng đồng). Hình thành không gian giao lưu văn hóa lớn vùng.
Phía Nam sông Đuống là vùng ngoại thành với thị xã Thuận Thành là đô thị vệ tinh đóng vai trò động lực phát triển. – Phía Nam sông Đuống phát triển mô hình công nghiệp, nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc quốc lộ 17, nối từ Quế Võ – Gia Bình – Thuận Thành.
Không gian nông nghiệp sinh thái đô thị tác động đến trực tiếp cảnh quan đô thị bao gồm cảnh quan đô thị truyền thống và cảnh quan đô thị sản xuất. Quốc lộ 17 chạy dài theo hướng Tây sang Đông phái Nam Sông Đuống giao cắt với Gia Bình, Thuận Thành tạo nên chuỗi không gian đặc trưng vùng tỉnh BẮc Ninh thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Việc phát triển các mô hình không gian vườn công cộng có quy mô lớn sẽ cải thiện được khả năng phục hồi trước những rủi ro về môi trường cho đô thị. Ngoài ra, việc hình thành các không gian trang trại, nông trại không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ an toàn, phong phú và lành mạnh còn mang lại hiệu quả lớn về kinh tế cho vùng.
Hành lang sinh thái dọc sông Đuống, sông Cầu được tạo lập từ các cảnh quan sinh thái tự nhiên gắn với bảo tồn các không gian văn hóa, lịch sử, làng xóm hiện có … để cung cấp các dịch vụ sinh thái cho các khu vực phát triển đô thị.
Định hướng phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống theo hướng hiện đại, dân tộc nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hoá địa phương và tạo điều kiện tham gia của dân cư cộng đồng.
+ Là vành đai xanh, cân bằng sinh thái, điều hòa sự phát triển của Thành phố Bắc Ninh tương lai.
+ Là vùng cảnh quan, hành lang trung chuyển, kết nối hai khu vực: Bắc sông Đuống và Nam sông Đuống.
+ Là “xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên của vùng đô thị Bắc Ninh.
+ Là vùng bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, làng cổ và làng nghề truyền thống.
+ Là vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng của Thành phố bắc Ninh tương lai, có ý nghĩa quốc gia.
2.3. Các khu vực hạn chế phát triển
Bắc Ninh không có khu vực hạn chế phát triển. Nhìn chung, với thực trạng phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường tại tỉnh, nguy cơ ô nhiễm tăng cao từ hoạt động sản xuất, chế biến chế tạo và sinh hoạt cần được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần hạn chế phát triển tại các khu vực nông nghiệp và đảm bảo sự đan xen với cảnh quan, sinh thái và các cơ sở hạ tầng xanh.
2.4. Các khu quân sự, quốc phòng, an ninh
– Các khu vực quân sự, công trình quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Quân khu 1, Bộ CHQS tỉnh Bắc Ninh đang quản lý.
Quy hoạch giữ nguyên vị trí, diện tích hiện hữu các khu vực quân sự, công trình quốc phòng trọng yếu; thực hiện chuyển giao cho địa phương và bổ sung không gian nếu có nhu cầu và đã được thống nhất với các cơ quan chức năng của địa phương về các nội dung liên quan.
– Xác định các khu quân sự và lập Hợp phần Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0848 84 59 59 |
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh