2.5.1. Giao thông
Hạ tầng giao thông phát triển khá mạnh. Tổng chiều dài đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các đường giao thông nông thôn khác gần 800 km. Tỷ lệ đường nhựa, đường bê tông khá cao. Một số dự án giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng hoàn thành như: Đường tỉnh 280, đường nối đê Hữu Đuống với ĐT 281 và 2 tuyến nhánh, đường tỉnh 285 cũ và mới… đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân và tạo điêu kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ vào địa bàn.
– Quốc lộ 17: dài 17 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc 80 km/h với chất lượng tốt (4 làn xe hiện mới thực hiện tại khu vực trung tâm thị trấn Gia Bình tuyến đường này được thiết kế cho đoạn từ Đông Côi – Đông Bình; 2 làn xe tuyến đường này được thiết kế cho đoạn từ Đông Bình – Cao Đức);
– Các đường tỉnh: có tổng chiều dài hơn 30 km, đã được cứng hóa 100% với chất lưng tốt:
Tuyến đường tỉnh 280: điểm đầu từ Ngã Tư Hồ (huyện Thuận Thành), điểm cuối tuyển là Cầu Sen (huyện Lương Tài), đoạn qua khu vực xã Đông Cứu và thị trấn Gia Bình có mặt cắt 35 m, các đoạn không qua khu dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc 80 km/h, 2 làn xe;
+ Tuyển đường tỉnh 284: điêm đầu từ Lãng Ngâm (huyện Gia Bình), điểm cuối tuyển là xã Minh Tân (huyện Lương Tài) kết nối sang tỉnh Hải Dương, được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 60-80 km/h, 2 làn xe;
+ Tuyến đường tỉnh 285: điểm đầu từ Tân Lập (huyện Gia Bình), điêm cuối tuyển là xã Lai Hạ (huyện Lương Tài), được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật III, vận tốc thiết kế 60-80 km/h, 2 làn xe.
- Các đường huyện: gồm 18 tuyền huyện lộ dài 55 km, đã được cứng hóa 100% với chất lượng tốt;
- Các tuyển đường trục xã: dài 55,5 km. Tỷ lệ đường nhựa, đường bê tông đạt 100% với chất lượng tốt.
- Hệ thống đường thôn, xóm, giao thông nội đồng với tổng chiều dài gần 690 km. Đến nay, 100% số thôn đã cơ bản hoàn thành đường bê tông với tổng chiều dài 438 km, tăng 94 km so với năm 2015 (344 km); tổng chiều dài đường xã, huyện đã được bê tông, nhựa hóá là 110,26 km, tăng 20,26 km so với năm 2011 (90 km).
- Giao thông đường thủy và bên bãi: sông Đuống là tuyến giao thông thủy quan trọng của quốc gia đang được đầu tư cải tạo để nâng cao năng lực đường thủy tại khu vực Cao Đức và Song Giang, các bến sông phục vụ xếp dỡ nguyên vật liệu xây dựng là chính, vận chuyển hành khách đang từng bước đi vào hoạt động và được chú trọng. Trên tuyến sông Đuống có 09 bến đò khách ngang sông đang hoạt động. Cảng Cao Đức tại xã Cao Đức có quy mô nhỏ, hạ tầng kém, cần được đầu tư nâng cấp.
Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt
* Hạ tâng phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đầu tư và phát huy hiệu quả: cứng hóa 15 km kênh mương, xây mới 03 Trạm bơm nâng tổng số trạm bơm cục bộ do HTX quản lý là 75, Trạm bơm đầu mối do Xí nghiệp thuỷ nông quản lý là 12. Đã tố chức khởi công xây dựng trạm bơm tưới Vạn Ninh – Thái Bảo. Hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa ở 100% số thôn đủ điều kiện, công tác đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng được quan tâm thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.
- Hệ thống đê Trung ương và đê địa phương đã được đầu tư kiên cố hóa toàn tuyển với tổng chiều dài trên 35 km, đầu tư xây dựng 06 bờ kè hộ chân đê với chiều dài 10 km và 8,5 km đường hành lang chân đê, đáp ứng tốt nhu cầu chủ động ứng phó với thiên tai, biển đối khí hậu, giao thông và lưu thông hàng hóá thúc đầy phát triển sản xuất trên địa bàn.
- Hiện trạng cấp nước: Huyện gồm 14 xã, thị trấn với phần lớn dân được dùng nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung của các nhà máy nước, nước thô cấp cho các nhà máy nước là nước mặt sông Đuống.
- Tranh thủ các nguồn vốn tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đất bãi ven đê nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất với các loại cây trồng hàng hóa như các loại rau, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; từ năm 2017 – 2019 đã làm được 31,1 km đường bê tông, lắp đặt 02 trạm biển áp, kéo 2.127 m đường dây điện hạ thế (giai đoạn 2 lắp thêm 04 trạm biến áp và kéo 1.832 m dây nối, 968 m dây ngầm điện hạ thế), đầu tư hệ thống tưới hiện đại và cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất đã đưa hệ số sử dụng đất bình quân vùng đất bãi đạt trên 3 lần/năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho nông dân.
2.5.3. Năng lượng
* Nguồn điện: Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện đang được cấp nguồn điện trực tiếp từ lưới điện Quốc gia chủ yếu từ trạm biến áp 110kV Gia Lương (110/35/22kV – 2x40MVA). Ngoài ra một số xã giáp ranh được cấp nguồn điện từ trạm 110kV Thuận Thành, trạm 110k V Bình Định.
* Lưới 110KV: Hiện tại trên địa bàn huyện Gia Bình có tuyển 110kVQuế Võ 2 – Gia Lương mạch kép đi chung cột từ trạm 110kV Quế Võ 2 cấp đền trạm 110kV Lương Tài và từ trạm 110kV Gia Lương đi trạm 110kV Bình Định. Tông chiều dài tuyển cao thế 110kV mạch kép hiện có trên địa bàn huyện Gia Bình khoảng 10 km.
Y tế
Trung tâm y tế huyện Gia Bình được sát nhập trên cơ sở về cơ bản giữ nguyên hiện trạng tố chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, số liệu, tài liệu, hồ sơ, chương trình, dự án cũng như các vấn đề khác có liên quan của các đơn vị cũ là Bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế, trung tâm Dân số – KHHGĐ và đi vào hoạt động từ 1/11/2018.
Sự nghiệp y tế có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới cơ sở y tế được mở rộng, tổ chức sắp xếp lại theo hướng tinh gọn; được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đầy mạnh ứng dụng nhiều kỹ thuật mới vào chân đoán và điều trị bệnh. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 5,8; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%; 100% số xã có bác sỹ; 14/14 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2 từ cuối năm 2017.
Văn hóa – thế thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, tố chức thực hiện đã đi vào chiều sâu. Số lượt gia đình văn hóa năm 2020 là 131.502 hộ, tăng 16,7% so với năm 2015 (112.680 hộ); Số lượt làng văn hóa năm 2020 là 348 làng, tăng 42,6% so với năm 2015 (244 lượt làng); xã văn hóa và đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới năm 2020 là 59 lượt, tăng 156% so với năm 2015 (23 lượt xã); công sở văn hóa năm 2020 là 481 lượt đơn vị, tăng 22,7% so với năm 2015 (392 lượt đơn vị). Đề nâng cao tỷ lệ điện táng, hỏa táng người quá cô, Ban Thường vụ Huyện ủy và HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ kinh phí cho các trường hợp điện táng, hỏa táng với mức 5 triệu đồng/trường hợp. Do vậy trong 5 năm qua đã có 625 trường hợp điện táng, hỏa táng, tăng 495 trường hợp so với nhiệm kỳ trước (năm 2020 tỷ lệ hỏa táng, điện táng chiếm 31,7%, tăng 17,3% so với năm 2015).
Thuận lợi
– Có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường QL.17 đi qua kết nối với các huyện phía Bắc hành lang kinh tế dọc QL.18 từ Lạng Sơn – Hà Nội –
Quảng Ninh; là cửa ngõ kết nối với thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương);
- Nguồn lực rất dồi dào, có nhiều quỹ đất để xây dựng phát triển, cảnh quan tự nhiên phong phú với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, là những tiền đề quan trọng để huyện Gia Bình phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Bắc Ninh.
- Trên địa bàn huyên Gia Bình hiện nay có nhiều di tích lịch sử văn hóá đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Các địa danh này nếu được quan tâm, đâu tư và có quy hoạch dài hạn sẽ là lợi thế lớn đề phát triển du lịch tâm linh trong tương lai (Đền Cao Lỗ Vương tại xã Cao Đức; Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại xã Đông Cứu; khu di tích Lệ Chi Viên tại xã Đại Lai…).
- Các làng nghề truyền thống ở Gia Bình nói riêng, trên cả nước nói chung được coi là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đã và đang giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội theo hướng tích cực và bên vững (Làng nghề đúc đồng xã Đại Bái, làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai…);
- Các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp khá hoàn chỉnh, rất thuận lợi về nguồn nước để phục vụ cho phát triển nông nghiệp; luôn được UBND tỉnh dồn nguồn lực và quan tâm đầu tư về giao thông và thủy lợi.
2.6.2. Khó khăn
– Dịch bệnh khó lường (nhất là tác động do dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 và dịch COVID-19 năm 2020)… ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Bình.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần đầu tư nhiều, nhất là hệ thống giao thông kết nối các vùng xung quanh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật nội vùng của huyện để thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn yêu (không có các trường dạy nghề, không có trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp), thu hút đầu tư còn hạn chế (đặc biệt là 02 Khu công nghiệp và thương mại dịch vụ).
- – Lực lượng lao động có trình độ tay nghề chưa cao (chủ yếu là lao động nông nghiệp).
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng huyện Gia Bình” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh