Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Vị trí địa lý

Huyện Gia Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh, tọa độ địa lý: từ 21°01’14” đến 21°06’51” độ Bắc và từ 106°07’43” đến 106°18’22” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 10.759,02 ha chiếm 13,09% diện tích của tỉnh.

Vị trí địa lý của huyện như sau:

– Phía Đông: giáp thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương giới hạn bởi sông

Thái Bình;

  •   Phía Tây: giáp huyện Thuận Thành;
  •   Phía Nam: giáp huyện Lương Tài;
  •   Phía Bắc: giáp huyện Quế Võ giới hạn bởi sông Đuống.

Huyện có hệ thông các tuyển đường tỉnh 280, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 5, quốc lộ 18. Cùng với các tuyến đường huyện hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóá và tiêu thụ sản phẩm.

1.1.2. Địa hình, địa mạo

* Địa hình:

Huyện Gia Bình thuộc vùng Hữu sông Đuống, có địa hình đồng bằng thấp trũng ven sông Đuồng ở phía Bắc và thuộc vùng Nam sông Đuống (gần cửa sông Đuống đố ra sông Thái Bình). Cao độ địa hình trung bình phố biến từ 3,0÷3,5 m, ngoài ra còn có một số núi sót tại khu vực xã Đông Cứu, Giang Sơn và Lãng Ngâm.

Hướng dốc chính nền địa hình có xu hướng dốc dần từ phía Tây sang phía Đông và Tây Bắc về Đông Nam. Dạng địa hình chính, cao ở giữa và trũng thấp hai bên Bắc, Nam và Đông nên thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mặt nội đồng về 2 trục tiêu chính là sông Đuống và sông Thái Bình.

Với dạng địa hình trên huyện Gia Bình có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song cũng có khó khăn là phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp đối với từng dạng địa hình mới phát huy được hết tiềm năng đất đai của huyện.

* Địa mạo:

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhìn về tổng thể đây là vùng đất bao gồm những dải phù sa màu mỡ với những cánh đồng lúa rộng lớn, xanh tốt xen kẽ các làng xóm dân cư.

* Địa chất:

Đặc điềm địa chất huyện Gia Bình mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc- Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thố, đất đai hình thành 2 vùng khác nhau:

Vùng đất bãi bồi sông Thái Bình, Đuống (ngoài đê) và ven sông (trong đê); vùng đồng bằng thấp trũng (chiếm 3/4 diện tích của huyện). Qua tham khảo một số tài liệu địa chất phục vụ một số công trình đã xây dựng trên địa bàn quy hoạch, nói chung địa chất tương đối tốt, thuận lợi cho việc xây dựng.

1.1.3. Khí hậu

Huyện Gia Bình nằm trong vùng khí hậu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu mang đặc trưng: nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa, bão nhiều. Một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

– Nhiệt độ: Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là

29,4°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0°C.

  •   Độ ẩm tương đối trung bình của Gia Bình khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
  •   Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tại Gia Bình khoảng

1500 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

– Tông lượng mưa bình quân đo được trên địa bàn huyện năm 2018 là

1.551 mm cao hơn lượng mưa bình quân năm 2017 là 237 mm; với 6 đợt mưa lớn, trong đó các đợt mưa: từ ngày 02 – 3/5 tổng lượng mưa bình quân 106 mm,

từ ngày 19-21/7 tổng lượng mưa bình quân 132 mm, ngày 16-17/8 tổng lượng mưa bình quân 72 mm, ngày 19/9 lượng mưa bình quân 103 mm, ngày 27/9 lượng mưa bình quân 70 mm… Tuy nhiên do chủ động trong việc điều tiết nước và bơm tiêu nước đệm kịp thời nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão, lũ gây ra.

– Số giờ nắng – gió: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ năng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ năng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4 m/s.

1.1.4. Thủy văn

Các con sông bao quanh huyện là sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông và sông Ngụ ở phía Nam (giáp huyện Lương Tài). Trong đó 2 sông tiêu nước chính thuộc ngoài đê là sông Đuống và sông Thái Bình.

– Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, vừa là hợp lưu của 5 con sông: Sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương, sông Đuống và sông Kinh Thầy, vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông.

– Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng sang sông Thái Bình; Hàng năm sông Đuống chuyển tải từ sông Hồng sang sông Thái Bình một lượng nước khá lớn, ước tính khoảng 29 tỷ mể nước Đoạn sông Đuống chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài 39 km và chảy qua huyện Gia Bình khoảng 23 km. Mực nước ngoài sông Đuống cao hơn cao trình mặt ruộng trong đồng từ 3,0 – 3,5 m. Độ dốc mặt nước mùa lũ trên sông Đuống trung bình 0,1%, vì vậy việc tiêu nước trong nội đồng ra sông Đuống rất khó khăn.

– Sông Ngụ là khởi nguồn từ Đại Bái kết thúc ở Kênh Vàng, sông dài 19,4 km. Đây là trục tiêu chính của các trạm bơm Kênh Vàng, Văn Thai, kêt hợp lấy nước tưới cho hầu hết các trạm bơm cục bộ thuộc huyện Lương Tài và Gia h. Đng thi, trục sông ng cn làm nhim vụ cp nớc cho dân sinh và các ngành kinh tế khác cho nhân dân sống ở hai bên bờ sông. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông: Lai, Văn, Khoai, Móng, Bãi Hà và nhiều tuyển kênh mương, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc.

Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên

1.2.1. Tài nguyên đất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 huyện Gia Bình.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Gia Bình.

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2000 (tỷ lệ 1/25.000), thì trên địa bàn huyện bao gồm 8 loại đất chính như sau:

  •   Đất bãi cát ven sông (Cb) có khoảng 96,0 ha (0,89% diện tích tự nhiên).
  •   Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb): 665,0 ha (6,17% diện tích đất tự nhiên) được phân bố dọc theo sông Đuống ở địa hình vàn và vàn thấp.(14,1% diện tích tự nhiên).
  •   Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): 1.516,0 ha
  •   Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phg): 2.184,0 ha (20,26% diện tích tự nhiên).
  •   Đất phù sa loang lố của hệ thống sông Hồng (Phf) có 962,0 ha (8,92% diện tích đất tự nhiên), năm ở địa hình vàn, vàn cao.
  •   Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj) khoảng 191,0 ha (1,77% diện tích đất tự nhiên). Đất có thành phần cơ giới chủ yêu là thịt nặng, cây trồng chủ yếu là cấy lúa 1 vụ.
  •   Đất phù sa xám bạc trên phù sa cố (B) có khoảng 161,0 ha (1,49% diện tích đất tự nhiên) được hình thành trên phù sa cô, bạc màu nghèo dinh dưỡng.
  •   Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): 19,0 ha (0,27% diện tích đất tự nhiên). Thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, các chất dinh dưỡng đều rất thấp.
  •   Phần diện tích là mặt nước chiếm trên 8,0% diện tích tự nhiên của huyện.

1.2.2. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt: Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Gia Bình. Là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận. Hệ thống sông ngòi, kênh mương với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt.

* Nguồn nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm khá lớn, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m có bề dày khoảng 40 m chất lượng tốt, toàn bộ nước này có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong toàn huyện trong đó có hoạt động của đô thị.

Tài nguyên rừng Là huyện đồng bằng nên diện tích rừng của Gia Bình không nhiều. Hiện tại có 40,75 ha là rừng trồng phòng hộ tại các xã Đông Cứu (24,88 ha), Giang Sơn (8,20 ha), Lãng Ngâm (7,67 ha) góp phần ổn định môi trường sinh thái.

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Địa chất huyện Gia Bình là trầm tích trẻ nguồn gốc phù sa sông Hồng, do đó khoáng sản chỉ có sét để sản xuất gạch ngói và cát để xây dựng.

– Cát sông: Qua thăm dò sơ bộ dọc đoạn sông Đuồng giáp các xã Giang Sơn, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức. Côn cát đen nôi lên ở đây với trữ lượng nhỏ, chất lượng đạt yêu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng.

– Sét sản xuất gạch ngói: Theo khảo sát khoáng sản của tỉnh, trên địa bàn có trữ lượng ít. Thực tê nhân dân đã khai thác đê làm gạch, trọng lượng nhẹ do lượng cát nhiều và phân bố chủ yếu ở một số xã ven đê như Cao Đức, Vạn Ninh,..Với vị trí địa lý cùng hạ tầng giao thông thuận lợi, KCN Gia Bình 2 được kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, thu hút lao động cho huyện Gia Bình

.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Là mảnh đất vốn có lịch sử lâu đời, miền đất Gia Bình – nơi đây đã sản sinh ra nhiều bậc anh hùng, hào kiệt. Họ đều là những bậc hiền tài của quê hương, đất nước như: Tướng quân Cao Lỗ Vương, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh,…

Huyện Gia Bình còn có những di tích lịch sử – văn hóa, tiêu biêu như đình Tiểu Than cùng di tích lăng mộ Cao Lỗ ở xã Vạn Ninh. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Cụm di tích đền thờ Lê Văn Thịnh năm ở sườn núi phía nam của núi Thiên Thai, thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu. Từ xưa, người Gia Bình đã có truyền thống hiếu học và khoa bảng, tiêu biểu như các xã: Đại Bái có 11 vị đỗ đại khoa, trong đó riêng làng Đại Bái có 8 vị;xã Nhân Thắng có 6 vị, trong đó riêng làng Hương Triện có 2 vị họ Nguyễn Đăng; xã Đại Lai có 5 vị, trong đó riêng làng Bảo Triện có 4 vị họ Trân Danh… Gia Bình còn là quê hương của nghệ thuật Ca trù. Làng Tiêu Than, xã Vạn Ninh cũng có nghệ thuật hát Ca trù từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ qua nhiều đời. Gia Bình cũng là miền quê của những làn điệu chèo cố, tiêu biểu có Ngăm Lương – một làng nằm bên bờ Nam sông Đuống. Nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề như: Gò đông Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, khâu nón lá Môn Quảng… Những sản phẩm của các làng nghề không những mang giá trị sử dụng cao mà còn mang tính nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. 

Huyện Gia Bình có nhiều tiềm năng, thể mạnh đề nâng cao tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cụ thể như sau: Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông – thủy sản.

Cung cấp nguyên liệu ôn định cho công nghiệp chế biển nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóá. Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch.

Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, trên cơ sở các làng nghề mây tre đan và đúc đồng. Vị trí địa lý, địa hình là những lợi thế để phát triển thương mại – dịch vụ. Đặc biệt là dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh, dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp.

Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Ngày 10/08/2020, Khu công nghiệp Gia Bình II được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 353/QĐ-UBND. Theo đó, Khu công nghiệp Gia Bình II có quy mô được phê duyệt quy hoạch là 261,84 ha, bao gồm 250 ha diện tích khu công nghiệp và 11,84 ha là điện tích hoàn trả kênh mương thủy lợi và xây dựng đường giao thông đối ngoại.

Ngày 12/03/2021, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 347/QĐ-TTg với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.956,8 tỷ đồng.

Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2021-2071). Ngày 12/04/2021, Khu công nghiệp Gia Bình II chính thức được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 09/07/2023, tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:
   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên Gia Bình” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *