Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

Bước vào thế kỷ 21, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp, mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.  Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cập nhập những thông tin về phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tại Tỉnh Bắc Ninh

Quan điểm phát triển

Phát triển nền nông nghiệp tích hợp đa giá trị, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu thay vì sản lượng. Theo đó, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ nhằm tận dụng mọi cơ hội để phát triển nhanh và bền vững cũng như thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Khuyến khích xây dựng và phát triển các mô hình trang trại hiện đại, đa chức năng, trang trại sản xuất hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm… nhằm hạn chế tình trạng sản xuất manh mún, phân tán, tạo nên những vùng sản xuất tập trung với trình độ thâm canh cao. 

Mục tiêu phát triển

Bảng: Một số chỉ tiêu tổng hợp ngành NLTS giai đoạn 2021-2030

  Đơn vị tính 2020 2025 2030 Tăng trưởng b/quân
2021- 2025 2026- 2030
Đóng góp của NLTS vào GRDP (gss 2010) Tỷ đồng 3.640 4.234 4.502 1 – 2% 1-1,5%
Tỷ trọng NLTS/GRDP % 2,9 2,3 1,66
Lao động làm việc trong NLTS Nghìn người 88,4 63,1 41,1 -8,7 -8,1
  So với toàn nền kinh tế % 11,0 7,8 4,4    
Năng suất lao động NLTS Tr/lđ 64 123,8 238,4 15,0 14,0

Nguồn: Tổng hợp

Định hướng phát triển

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp 4.0: giúp tăng năng suất và tiết kiệm nguồn lực đầu vào, tập trung vào các phát kiến mới như Công nghệ số và dữ liệu phong phú trong canh tác chính xác; các mô hình kinh doanh nông nghiệp mới. Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xây dựng và phát triển các mô hình trang trại mới, hiện đại như trang trại cao tầng, phù hợp với các đô thị hạn chế về quỹ đất, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư về dịch bệnh, giảm chi phí nhân công so với mô hình nuôi truyền thống;

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao thu nhập cho người nông dân; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng tập trung, quy mô lớn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng địa phương;

Phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh, tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu với các nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, cấp quốc gia như: Nhóm sản phẩm sản xuất giống; nhóm sản phẩm sản xuất thương phẩm gồm: gạo chất lượng cao; rau, củ, quả an toàn; thịt lợn; thịt và trứng gia cầm; cá thịt và đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm từ mây, tre, trúc… Nhóm sản phẩm tiềm năng mở rộng phát triển như các loại nấm, hoa, cây cảnh, cây gia vị, dược liệu…

Tập trung phát triển nhóm sản phẩm đặc sản theo chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP); phát triển các vùng sản xuất tập trung với các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh như: lúa năng suất cao, chất lượng cao, cây cà rốt, khoai tây, hành tỏi, rau các loại, lúa, lợn, gà, cá…

Phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp; có tối thiểu 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; công nhận ít nhất 02 sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch; xây dựng 01 trung tâm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP cấp tỉnh. 

Xây dựng và đưa vào hoạt động 19 điểm cửa hàng trưng bày, giới thiệu, cung ứng nông sản an toàn và sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố. Địa điểm xây dựng ở nơi mật độ dân cư cao, giao thông thuận lợi như: chợ dân sinh, siêu thị, KCN, các điểm du lịch, trạm dừng nghỉ trên các trục đường Quốc lộ, khu vực hội trợ triển lãm, khách sạn 4-5 sao…Trong đó:

       + Giai đoạn 2021-2022: Xây dựng thí điểm 03 điểm tại thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, huyện Gia Bình.

       + Giai đoạn 2023-2025: Xây dựng 16 điểm tại: Thành phố Bắc Ninh (3 điểm), thành phố Từ Sơn (1 điểm), huyện Tiên Du (2 điểm), huyện Yên Phong (3 điểm), thị xã Quế Võ (2 điểm), thị xã Thuận Thành (3 điểm), huyện Gia Bình (1 điểm), huyện Lương Tài (1 điểm).

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

Định hướng phát triển các lĩnh vực

Lĩnh vực trồng trọt: đẩy mạnh phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn, hiệu quả; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi liên kết đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh (gạo chất lượng cao, rau củ quả an toàn…); khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, kết hợp phục vụ du lịch và gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, giảm dần sử dụng các loại phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật…

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Bảo toàn và phát triển các giống cây đặc sản, tiềm năng cao cho phát triển. Nghiên cứu phát triển thêm một số sản phẩm nông nghiệp có năng suất, giá trị kinh tế cao, dễ làm thương hiệu, phù hợp với các phương pháp canh tác trong nhà kính, trang trại cao tầng như: nấm, hoa…

Đến năm 2030: Đảm bảo diện tích đất trồng lúa là 31.514 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 30.814 ha; diện tích đất trồng cây hàng năm khác 266,36 ha; diện tích đất trồng cây lâu năm 236,28 ha.

Về chăn nuôi, thuỷ sản: chủ động nguồn giống vật nuôi theo hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và công nghệ sinh học trong sản xuất con giống; nuôi giữ, bảo tồn, nhân giống, phát triển giống gà Hồ đặc sản của tỉnh để cung cấp cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, hàng hóa; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong trang trại; tiếp tục xác định sản phẩm chăn nuôi chủ lực là lợn giống, gà giống, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm; phát triển ổn định đàn trâu, bò. Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hạn chế sử dụng hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Tăng cường số hóa công tác quản lý các hoạt động chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, đánh giá cung cầu để phát triển theo cơ chế, nhu cầu thị trường.

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

Đến năm 2025: Tỷ lệ trang trại chăn nuôi quy mô lớn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đạt 90%; đạt 90 – 95% vào năm 2030.

Phát triển sản xuất thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng tiến bộ khoa học vào công nghệ nhân giống, sản xuất giống tạo ra nguồn giống tốt, chủ động đáp ứng nhu cầu giống nội tỉnh và đảm bảo nguồn cung ra thị trường.

Đến năm 2025: Ổn định diện tích NTTS hiện có (khoảng 4.800 ha). Tổng sản lượng khoảng 40.000 tấn. Đến năm 2030: Diện tích NTTS khoảng 4.500 ha. Tổng sản lượng từ 38.000 – 40.000 tấn.

Lĩnh vực lâm nghiệp:

Lấy nhiệm vụ bảo vệ rừng, quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Phát triển rừng phòng hộ gắn với du lịch sinh thái, phát triển cây xanh trồng phân tán tại các khu vực đô thị và nông thôn của tỉnh nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; xử lý nhiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đến năm 2030: Bảo vệ và duy trì ổn định 504 ha rừng trồng phòng hộ;bảo vệ 9.420 lượt ha rừng, trồng 150-200 nghìn cây phân tán/năm

Phân bố phát triển không gian nông, lâm nghiệp, thủy sản

Phân bố không gian nông, lâm nghiệp, thủy sản gồm 3 vùng:

(1) Vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở khu vực Nam sông Đuống, gồm các huyện, thị xã: Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, làng nghề.

Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh

(2) Vùng nông nghiệp đô thị tập trung, bao gồm các huyện, thị xã: Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn: Phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng hệ thống trang trại quy mô lớn hiện đại; áp dụng các mô hình canh tác thông minh kết hợp thương mại, dịch vụ, hướng tới phát triển nông nghiệp tuần hoàn nhằm giảm thiểu chất thải và tác động môi trường, nâng cao năng suất và rút ngắn chuỗi cung ứng.

(3) Vùng nông nghiệp – dịch vụ ven sông Đuống: Tận dụng đất bãi bồi 2 bên bờ sông Đuống kết hợp với cảnh quan sông nước để phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ và du lịch.

Giải pháp phát triển

Tập trung thực hiện các giải pháp về quy hoạch, đất đai; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản; ứng dụng KH&CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các giải pháp về cơ chế, chính sách, thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường hàng hóa nông lâm thủy sản

Tầm nhìn đến 2050

Tinh Bắc Ninh có nền nông nghiệp phát triển với ngành công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *