Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh, quê hương Kinh Bắc, nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đang vươn mình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng to lớn về du lịch, Bắc Ninh đã và đang nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển du lịch hiệu quả, bền vững giai đoạn 2024 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài viết này sẽ trình bày những phương hướng chính trong công tác phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Quan điểm phát triển

Với tiềm năng và tài nguyên du lịch hiện có, Bắc Ninh có thể phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch ví dụ như dịch vụ hội thảo, du lịch văn hóa, du lịch đường sông, trở thành điểm đến của văn hóa, nghệ thuật, là nơi sống và vui chơi lý tưởng của vùng Thủ đô nói riêng và Miền Bắc nói chung, tập trung đẩy mạnh các sản phẩm du lịch thế mạnh bao gồm: (i) Du lịch văn hóa lịch sử và trải nghiệm thời gian ) Du lịch vui chơi giải trí và MICE; (iii) Địa điểm Bán lẻ và Dịch vụ Nhà hàng ăn uống; (iv) Du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch Bắc Ninh trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, đóng vai trò quảng cáo và cải thiện hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời thúc đẩy thương mại và tiêu dùng; đưa du lịch Bắc Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Phát triển du lịch có gắn kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương trên toàn bộ chuỗi giá trị; Phát triển du lịch Bắc Ninh theo hướng xanh, bền vững, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân địa phương, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch; đồng thời dựa vào dân để giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu phát triển

Bảng: Chỉ tiêu phát triển ngành du lịch

  Đơn vị tính  

2020

 

2025

 

2030

Tăng b/q %
2021-2025 2026-2030
GRDP HĐ nghệ thuật, vui chơi và giải trí (gss 2010) Tỷ đồng 139 164,6 226,5 7,9 6,6
GRDP dịch vụ lưu trú và ăn uống (gss 2010) Tỷ đồng 1.634 1.816,0 3200,8 10,5 12,0
Tỷ lệ đóng góp của du lịch trong GRDP của tỉnh % 0,36 0,4 0,6 31,9 20,9
Tổng khách du lịch Triệu người 1,11 1,75 4,40 24,2 20,1
Khách nội địa Triệu người 1,09 1,62 4,17 24,7 20,8
Khách quốc tế Triệu người 0.01 0,13 0,23 18,4 10,3
Chi tiêu trung bình mỗi khách du lịch Triệu đồng 0,67 0,71 0,75 1,3 0,9

Nguồn: Tổng hợp

Tầm nhìn 2050

– Du lịch của Bắc Ninh trở thành một trung tâm du lịch, văn hóa và sinh thái hấp dẫn, theo hướng phát triển kết nối các đầu mối văn hóa – du lịch.

– Du lịch Bắc Ninh góp phần quan trọng vào việc quảng bá cho hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

– Phát triển các trọng điểm mới của đô thị để tăng sức hút cho du lịch, phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hoá và sinh thái” sông Đuống

Định hướng phát triển

Thị trường phát triển

– Đối với thị trường trong nước: Tập trung vào khai thác tam giác động lực tang trưởng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thông qua việc thiết kế chương trình du lịch cuối tuần, đặc biệt tập trung vào thị trường Hà Nội và Quảng Ninh.

– Đối với thị trường quốc tế: Tập trung vào khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Giới thiệu quảng bá và xúc tiến các chương trình du lịch với các tỉnh đã có lượng khách quốc tế Ttrung Quốc và Hàn Quốc ổn định như Quảng Ninh, và các tỉnh thành có cửa khẩu với biên giới Trung Quốc như Lạng Sơn, Móng Cái.

– Đối với thị trường nội tỉnh: Đầu tư các khu du lịch phù hợp với khả năng chi trả của dân địa phương.

Phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực

Bắc Ninh hướng tới mục tiêu phát triển Du lịch hài hòa, hiệu quả và thu hút; trở thành điểm đến sôi nổi và năng động của không chỉ du khách nội địa từ thủ đô, mà còn cho du khách thế giới, với các sản phẩm tập trung vào lĩnh vực giải trí. Đồng thời, tăng lượt khách và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tăng thời gian du khách lưu lại và chi tiêu vào nhiều dịch vụ khác nhau tại Bắc Ninh.

Cụ thể, tập trung phát triển bốn loại hình du lịch có sức hấp dẫn với người dân địa phương và cả du khách từ tới từ các vùng khác, gồm: Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí và MICE;  Địa điểm Bán lẻ và Dịch vụ Nhà hàng ăn uống; Du lịch cộng đồng.

– Du lịch văn hóa thông qua trải nghiệm thời gian tận dụng các di sản văn hóa lịch sử độc đáo của tỉnh 

– Trung tâm Giải trí và MICE cho du khách từ thủ đô và khách du lịch

Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh
 Vị trí tương đối của các địa điểm du lịch, giải trí nổi bật tại Đồng Bằng sông Hồng

– Xây dựng các địa điểm Bán lẻ và dịch vụ Nhà hàng ăn uống (F&B) hấp dẫn cho người dân địa phương, trở thành điểm đến hấp dẫn về vui chơi và sinh sống

– Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch gắn với sản phẩm OCOP

Phát triển Mô hình dịch vụ giải trí cụm

Bắc Ninh có thể định hướng phát triển du lịch từ một mô hình độc lập thành một hệ sinh thái với nhiều loại hình như bán lẻ, giải trí, du lịch y tế, MICE, các trung tâm thể thao & chăm sóc sức khỏe.

Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh
Mô hình phát triển 1995, 2002 và 2020 của dịch vụ du lịch

Bảng: Các loại hình tham quan có thể phát triển trong cụm giải trí

  Bán lẻ Giải trí Du lịch y tế MICE Trung tâm thể thao và sức khỏe
Tiện ích Cửa hàng hiện đại & nhiều loại hình bán lẻ:
– Cửa hàng bách hóa
– Làng giảm giá
– Cửa hàng miễn thuế
Ăn uống:
  – Nhà hàng tầm trung/cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế
  – Quán cà phê
  – Cửa hàng rượu & quán rượu
Thư giãn & Giải trí:
  – Công viên giải trí & Công viên nước
  – Sòng bạc & Rạp chiếu phim
  – TT văn hóa & bảo tàng
  – Sở thú & Thủy cung– Du lịch đường sông
HĐ thể thao và hoạt động ngoài trời
  – Sân golf
  – Đường chạy & đi bộ dài, bãi đậu xe đạp
  – Phòng gym ngoài trời
– Trung tâm Du lịch Y tế cho hành khách trung chuyển
– Khu y tế thí điểm
– Bệnh viện chuyên khoa
– Phòng khám thẩm mỹ & phẫu thuật thẩm mỹ
– Trung tâm chăm sóc người cao tuổi & trung tâm hỗ trợ người cao tuổi/người khuyết tật
– Hội trường
– Tổ hợp phòng họp & triển lãm quy mô lớn
– Nhà thi đấu & phòng biểu diễn
– Phòng khiêu vũ và các khu chức năng
– Không gian trưng bày đa năng, linh hoạt
– Khu tổ chức sự kiện ngoài trời
– Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và spa
– Trung tâm yoga/thiền
– Trung tâm thể hình, thể dục dụng cụ
– Sân thể thao & thi đấu trong nhà

Nguồn: Tổng hợp

Phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, cộng hưởng với phát triển du lịch

Phát triển các ngành sáng tạo tại Bắc Ninh trở thành một trong những ngành hỗ trợ cho nền kinh tế, tận dụng tốt những lợi thế sẵn có của tỉnh Bắc Ninh, gắn liền với đa dạng di sản văn hóa và sáng tạo ở các làng nghề, các loại hình nghệ thuật và nghi lễ.

Bắc Ninh có thế mạnh phù hợp nhất với hai mảng Mỹ thuật và Nghệ thuật biểu diễn, bao gồm Nghệ thuật tạo hình, Thủ công mỹ nghệ, Nhiếp ảnh, Nghệ thuật ẩm thực, Nhảy múa, Âm nhạc, Sân khấu. Các lĩnh vực này phù hợp với Bắc Ninh nhờ các làng nghề nổi tiếng như làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, làng gốm Phù Lãng và các nghi lễ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể gồm Dân ca Quan họ, Ca trù, Lễ hội kéo co và Lễ hội đền Bà Chúa Kho, có tiềm năng lớn để phát triển công nghệ sáng tạo.

Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh

Phát triển các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh từ các tài sản văn hóa

Hai ngành trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh bao gồm các sản phẩm đồ thủ công như tranh dân gian Đông Hồ, gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, dệt lụa Tam Hảo và Hồi Quan, gốm Phù Lãng, v.v. Các sản phẩm thủ công này đều gắn liền với các làng nghề truyền thống, được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước, là tiền đề để Bắc Ninh có thể phát huy.

Đa dạng hóa các hoạt động sáng tạo để quảng bá sự sống động và hình ảnh của Bắc Ninh

Việc đa dạng hóa các hoạt động sáng tạo không chỉ xây dựng một hình ảnh sống động và đặc sắc cho văn hóa của Bắc Ninh, mà còn thể hiện tính hiện đại hóa, hòa nhập nhiều hơn với thị hiếu của du khách và tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả. Các yếu tố hỗ trợ mà tỉnh có thể tận dụng bao gồm (i) Quảng bá các chương trình nghệ thuật biểu diễn và giảm giá thuê các địa điểm biểu diễn; (ii) Thành lập các hội nghệ sĩ; (iii) Khuyến khích và tài trợ cho các không gian sáng tạo và các cụm nghệ thuật để đẩy mạnh các hoạt động nghệ thuật.

Phát triển và tích hợp hệ thống du lịch số

Đây là cơ hội cho Bắc Ninh quảng bá nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc tới nhiều du khách quốc tế hơn với các trải nghiệm thực tế ảo (Du lịch 3D, tham gia các trải nghiệm học tập văn hóa như học hát quan họ qua thực tế ảo)

Đa dạng hóa nền kinh tế và hỗ trợ các ngành ưu tiên

Tỉnh có thể khuyến khích các ngành sáng tạo có nhiều khả năng ứng dụng vào thực tế, ví dụ như các dịch vụ sáng tạo và thiết kế – ngành đặt nền móng cho thiết kế, tiếp thị và quảng cáo để hỗ trợ phát triển kinh tế tổng thể. 

Phân bố không gian phát triển du lịch

Định hướng phân bố không gian theo vùng:

Căn cứ vào các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, mức độ thuận lợi trong phân vùng phát triển du lịch, không gian du lịch của tỉnh Bắc Ninh sẽ bao gồm 3 không gian chính:

Không gian phía Bắc sông Đuống, bao gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và các huyện, thị xã Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ. Nơi đây sẽ là không gian du lịch sôi động nhất, nằm trên tuyến hành lang dịch vụ – nối liền với sân bay Nội Bài và tuyến hành lang đô thị – nối liền với TTTM Hà Nội. Trong đó trung tâm du lịch và giải trí nằm ở Đông Bắc thành phố Từ Sơn và phía Tây huyện Tiên Du. Các sản phẩm du lịch chủ yếu như dịch vụ du lịch MICE, vui chơi gải trí, du lịch tâm linh, dịch vụ bán lẻ, v.v. 

Không gian phía Nam sông Đuống, bao gồm: thị xã Thuận Thành, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài. quê, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch sông nước, dễ dàng kết nối với không gian du lịch phía Bắc sông Đuống và các vùng phụ cận… Khu vực đô thị Hồ, thị xã Thuận Thành trong vai trò đô thị cửa ngõ kết nối với Hà Nội sẽ là trung tâm điều phối du lịch vùng phía Nam của tỉnh Bắc Ninh

Không gian sông Đuống và hành lang sông Đuống: có vai trò là trục không gian du lịch xanh, du lịch sinh thái, sông nước và là trục hành lang sinh thái quan trọng của tỉnh.

Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh
Định hướng phát triển vùng du lịch tỉnh Bắc Ninh

Định hướng phân bố không gian phát triển du lịch theo tuyến:

Vùng phát triển du lịch dọc theo đường 295B, QL1A, QL18 và ĐT.283

Vùng phát triển du lịch dọc theo QL18, các đường tỉnh 280, 282 và cầu Bình Than: ngoài các trục giao thông quan trọng, không gian này có lợi thế kết nối thuận tiện với các không gian khác của tỉnh qua hệ thống các sông Đuống và sông Cầu

Phương án phân bố các khu du lịch

Khu du lịch

* Khu du lịch cấp quốc gia

– Khu du lịch – vui chơi giải trí – thể thao hiện đại quy mô lớn tại Nam Sơn – thành phố Bắc Ninh, trọng tâm gắn với quần thể di tích lịch sử, văn hóa chùa Dạm, núi Dạm, ngòi Con Tên với loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; vui chơi giải trí – thể thao.

* Khu du lịch cấp tỉnh

Khu du lịch văn hóa Miền Quan họ tại xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh)

Khu du lịch Văn hoá – Vui chơi giải trí tổng hợp Đền Đầm – Đền Đô – Tiêu Tương (Từ Sơn)

Khu du lịch Văn hóa sinh thái Phật Tích (Tiên Du)

Khu du lịch văn hóa – lễ hội đền Bà Chúa Kho (TP. Bắc Ninh)

Không gian du lịch văn hóa cộng đồng Cao Đức – Thái Bảo – Vạn Ninh (Gia Bình)

Khu du lịch Lâm Viên Thiên Thai (huyện Gia Bình)

Khu du lịch Bãi Nguyệt Bàn (huyện Gia Bình)

Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh

Một số Giải pháp phát triển

✅Cơ chế, chính sách về thuế, phí

 

✅Cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư, tiếp cận đất đai và giải phóng mặt bằng

✅Cơ chế, chính sách về phát triển thị trường

✅Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển du lịch

✅Giải pháp về đầu tư hạ tầng du lịch

✅Giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch

✅Giải pháp về khoa học và công nghệ

✅Giải pháp về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch

✅Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững

✅Giải pháp về hợp tác quốc tế, liên kết phát triển du lịch

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương hướng phát triển du lịch Tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái, #GiaBinhII, #Industrialpark, #RealEstate, #BacNinh, #Eco-Industrialpark, #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *