Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh

Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhận thức được vai trò to lớn đó, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển lĩnh vực dịch vụ một cách hiệu quả.

Bài viết này sẽ trình bày những phương hướng chính trong công tác phát triển Dịch vụ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quan điểm phát triển

Ngành thương mại – dịch vụ được kỳ vọng sẽ có bước phát triển đột phá do các tác động nhiều mặt từ sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu xã hội và các xu hướng khác trên thế giới.           

Tập trung phát triển thương mại dựa trên tận dụng vị trí chiến lược của tỉnh với vùng và quốc gia, quốc tế; Kết hợp với tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước và khối ASEAN thời gian qua, cùng với việc tận dụng lợi thế các hiệp định thương mại tự do mới được thiết lập giữa Việt Nam với thế giới và tiếp tục quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Triển khai thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh, nhắm tới mục tiêu tăng trưởng doanh thu số thương mại điện tử B2C. Phát triển TMĐT trở thành hình thức thương mại phổ biến và hiệu quả giúp đưa các sản phẩm du lịch, NLTS, công nghiệp của Tỉnh tới các địa phương và khách hàng trong và ngoài nước. Bắc Ninh hướng tới trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô. Đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm phần mềm và dịch vụ CNTT của Vùng Thủ đô. 

Tận dụng các giá trị văn hóa, làng nghề và điểm đến lịch sử để phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động mua sắm, tiêu dùng và ẩm thực hiện đại, đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến mơ ước để sinh sống và thăm quan lý tưởng của vùng Thủ đô nói riêng và Miền Bắc nói chung.

Mục tiêu phát triển

Bảng: Chỉ tiêu kinh tế cơ bản cho ngành dịch vụ giai đoạn 2021-2030

  Đơn vị tính  

2020

 

2025

 

2030

Tăng b/q
2021-2025 2026-2030
GRDP của ngành dịch vụ (gss 2010) Tỷ đồng 22.216 33.140 57.324 9,9 11,7
Mức đóng góp của ngành dịch vụ vào GRDP % 17,8 18,3 21,8
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (ghh) Tỷ đồng 65.980 107.596 171.736 11,2 9,8
Số lao động Nghìn người 235,0 286,780 380,430 3,7 6,0
Năng suất lao động Triệu đồng/ người 150 213,4 328,4 8,5 9,0

Nguồn: Tổng hợp

Định hướng phát triển

Ngành dịch vụ đang tăng trưởng nhanh chóng tại Bắc Ninh, và trở thành một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế tỉnh. Bởi vậy, sự phát triển và quan tâm đầu tư đúng mức với ngành, cụ thể là ngành dịch vụ Công nghệ thông tin, ngành thương mại và các dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong tỉnh, là rất quan trọng, và là giải pháp phát triển cần thiết cho ngành dịch vụ nói chung.

Ngành Dịch vụ Công nghệ thông tin

Quan điểm phát triển

Việc phát triển Khu CNTT tập trung đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành CNTT nói riêng cũng như nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nói chung, đảm bảo phát triển đồng bộ các chức năng nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, ươm tạo và sản xuất sản phẩm CNTT

Phương án phát triển ngành Công nghệ thông tin

Phát triển ngành CNTT là ngành mũi nhọn, kết hợp với các ngành ưu tiên khác 

Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh
Thị trường Dịch vụ công nghệ thông tin ở các nước Châu Á 2019 – 2025 theo phân khúc (tỷ đô la)

Thị trường dịch vụ CNTT ở các nước Châu Á đang có tăng trưởng cao với quy mô thị trường ở mức 23 tỷ đô la với tốc độ phát triển ở mức dự kiến 10% mỗi năm giai đoạn 2019 – 2025, đạt mức 41 tỷ đô la vào năm 2025, với động lực tăng trưởng chính là Dịch vụ Quản lý và Dịch vụ Hạ tầng đám mây.

Phát triển và thu hút doanh nghiệp CNTT nội địa

Để thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT Việt Nam, cần có các yếu tố hỗ trợ nhằm phát triển ngành, bao gồm giảm chi phí hoạt động và tiền thuê; cải thiện điều kiện sống tại địa phương; gần thị trường doanh nghiệp tại Bắc Ninh và Hà Nội và phát triển các chính sách ưu đãi cần thiết.

Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh
Thị trường Công nghệ thông tin tại Việt Nam

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp CNTT

Hệ sinh thái khởi nghiệp CNTT là điều kiện quan trọng trong tăng trưởng ngành CNTT tại tỉnh Bắc Ninh, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (quỹ đầu tư, công ty, hệ thống ngân hàng, vườn ươm khởi nghiệp, …) và các cơ quan liên quan khác (trường đại học, quỹ đầu tư, …).

Cụ thể, phát triển khu Công nghệ thông tin tập trung – khu Nghiên cứu đổi mới sáng tạo tại thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du dựa trên các trụ cột phát triển chính sau:

– Nghiên cứu và phát triển

– Tổ chức các hoạt động sản xuất CNTT

– Đào tạo và cung cấp nhân lực CNTT

– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về CNTT

– Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đời sống cho người lao động và dân sinh

Khu công nghệ thông tin tập trung sẽ là một trong các động lực thúc đẩy sự phát triển về Khoa học công nghệ của tỉnh, đồng thời hỗ trợ cho việc phát triển ngành CNTT, một trong những ngành ưu tiên của tỉnh trong giai đoạn tới.

Ngành thương mại

Quan điểm phát triển

       Phát triển thương mại trên cơ sở tận dụng vị trí thuận lợi kết nối với thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng; đồng thời tận dụng các hiệp định thương mại quốc tế mới được thiết lập giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, tiếp tục quá trình hội nhập sâu hơn vào sự phát triển của Việt Nam và toàn cầu.

Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh

Định hướng phát triển ngành thương mại

Đối với xuất nhập khẩu

Thu hút doanh nghiệp lớn sản xuất hàng xuất khẩu, dự án sản phẩm công nghiệp hỗ trợ xuất khẩu.

Khai thác hiệu quả thị trường FTA, phát triển xuất khẩu bền vững, mở rộng thị trường tiềm năng.

Khuyến khích nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao, tiên tiến. Hạn chế nhập khẩu hàng hóa sản xuất được trong nước.

Mục tiêu: Giữ vững vị thế tỉnh có giá trị xuất khẩu lớn trong nước. (đứng thứ hai toàn quốc vào năm 2020 ở mức 39,1 tỷ USD, và 44,8 tỷ USD trong năm 2021). Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đem lại nguồn thu không chỉ cho tỉnh Bắc Ninh mà còn là cho cả nước.

Đối với thương mại trong nước

Phát triển kênh phân phối:

  • Thay thế kênh phân phối truyền thống kém hiệu quả bằng các kênh mới.
  • Phát triển doanh nghiệp thương mại để tăng doanh thu, đóng góp cho GRDP tỉnh.
  • Phát triển kênh bán lẻ phù hợp với từng khu vực:
    • Khu vực đô thị: Hình thành mạng lưới khu thương mại – dịch vụ với các loại hình như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ. Phát triển hình thức bán lẻ mới và phương thức bán hàng hiện đại.
    • Khu vực nông thôn: Khuyến khích doanh nghiệp thương mại phát triển hệ thống cửa hàng. Hình thành các cụm kinh tế – thương mại – dịch vụ.

Phát triển đa dạng hình thức kinh doanh:

  • Định hướng doanh nghiệp chủ lực dẫn dắt thị trường, kích thích sản xuất, cung cấp tiêu dùng nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu.

Đẩy mạnh thương mại điện tử:

  • Phát triển thương mại điện tử thành hình thức chủ lực.
  • Tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ, kết nối hạ tầng, công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người tiêu dùng.

Xây dựng hạ tầng thương mại:

  • Xây dựng hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, bền vững, phù hợp với điều kiện tỉnh.
  • Ưu tiên các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, tác động lớn đến sản xuất lưu thông và tiêu dùng.

Phát triển các trung tâm:

  • Trung tâm logistics:
    • Mở rộng và phát triển trung tâm logistics cấp Vùng tại Bắc Ninh, Yên Phong và Quế Võ.
    • Phát triển trung tâm logistics cấp địa phương gắn với KCN, CCN, chợ đầu mối.
  • Trung tâm hội chợ triển lãm:
    • Phát triển 01 trung tâm hội chợ triển lãm cấp Vùng tại thành phố Bắc Ninh.
  • Trung tâm thương mại:
    • Phát triển trung tâm thương mại gắn liền với không gian đô thị, ưu tiên tại khu vực đầu mối giao thông, khu đô thị mới, khu thương mại dịch vụ.
    • Xây dựng hệ thống trung tâm thương mại tích hợp với nhiều loại hình bán buôn, bán lẻ khác và các cơ sở cung cấp dịch vụ.
  • Chợ:
    • Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây lại chợ đã xuống cấp.
    • Di chuyển các chợ nhỏ, hẹp, hạ tầng xuống cấp ra vị trí mới.
    • Xây dựng mới chợ ở những địa bàn có nhu cầu phát triển.
    • Xây dựng chợ Khu liên hiệp – Chợ đầu mối nông sản Thuận Thành.
  • Kho xăng dầu, LPG:
    • Phát triển mới kho xăng dầu, LPG tuyến sau tại Quế Võ, Lương Tài, Tiên Du.
  • Siêu thị, cửa hàng tiện lới và loại hình thương mại khác:
    • Tạo điều kiện phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo nguyên tắc thị trường.
    • Khuyến khích hình thành chuỗi cửa hàng có thương hiệu theo phương thức nhượng quyền thương mại.
    • Nâng cấp, “hiện đại hóa” hạ tầng bán lẻ truyền thống.

Phân bố phát triển không gian thương mại, dịch vụ

Ưu tiên:

  • Phát triển trung tâm dịch vụ thương mại cấp vùng tại các nút giao cao tốc: Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Lạng Sơn.
  • Phát triển trung tâm dịch vụ logistics tại Quế Võ.
  • Tập trung phát triển các trung tâm mua sắm, bán buôn quy mô lớn tại Bắc Ninh, Từ Sơn, Yên Phong, Quế Võ.
  • Kết hợp các trung tâm thương mại với chức năng văn hóa, quảng trường, dịch vụ công cộng, tạo điểm nhấn cho các quận.
  • Phát triển mạng lưới trung tâm thương mại gắn với khu đô thị mới, nút giao thông, nhà ga đường sắt đô thị (mô hình TOD).

Mục tiêu:

  • Khai thác lợi thế giao thông đối ngoại, hỗ trợ sản xuất hàng hóa khu vực.
  • Tạo điểm đến mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Giải pháp phát triển ngành thương mại

– Tập trung thu hút nhà đầu tư vào đầu tư hạ tầng thương mại, đặc biệt xúc tiến, truyền thông, hỗ trợ, mời gọi nhà đầu tư chiến lược có năng lực, thương hiệu vào đầu tư một số dự án trọng điểm về phát triển thương mại có tính chất lan toả

– Nâng cao hiệu quả tận dụng các cam kết kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).

– Chủ động tiếp cận các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ nhằm tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, thu hút đầu tư, hiện đại hoá ngành thương mại với tốc độ nhanh hơn

– Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. 

– Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực thương mại nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh. 

– Phát triển các dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hàng hoá

– Tăng cường mở rộng liên kết phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế. 

Ngành logistics

Quan điểm phát triển

Phát triển Bắc Ninh đồng bộ cơ sở hạ tầng, gồm mạng lưới phân phối và kho bãi, và nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh, xây dựng Bắc Ninh trờ thành một trung tâm quan trọng logistics của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, định hướng phát triển hoạt động vận tải, kho bãi, đồng thời tận dùng lợi thế trên trục thương mại để phục vụ các nhà máy địa phương, hoạt động bán lẻ và TMĐT; Phát triển các dịch vụ logistics chuyên dụng như cảng cạn (Dry depot).

Định hướng phát triển

Về hoạt động logistics, ngoài vị trí thuận lợi tọa lạc trên tuyến logistics của nhiều cụm ngành điện tử, dệt may và nông sản, Bắc Ninh còn nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng với khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn, chiếm 14% luồng hàng cả nước. Bởi vậy, tỉnh có tiềm năng phát triển các dịch vụ logistics phụ trợ để nắm bắt và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của không chỉ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu mà còn các doanh nghiệp bán lẻ và các hoạt động thương mại điện tử khác.

Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh
Vị trí trung tâm của Bắc Ninh cho hoạt động logistics

Định hướng phát triển trung tâm logistics cấp Vùng cho các tuyến vận chuyển Đông – Nam và Bắc – Nam tại Phong Khê (Thành phố Bắc Ninh) – Đông Phong (Yên Phong) – Đức Long (Quế Võ). Theo báo cáo Logistics Việt Nam của Bộ Công thương, Bắc Ninh nằm trên tuyến hành lang vận tải biển số 1 (Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên) trong tương lai có nhiều tiềm năng thu hút nguồn hàng từ Bắc Giang Vĩnh Phúc để tập trung đưa đi cảng biển Hải Phòng.

Định hướng phát triển hoạt động kho bãi phục vụ hoạt động sản xuất và bán lẻ, tận dụng lợi thế nằm trên các trục thương mại lớn của cả nước cũng như khu vực, đặc biệt chú trọng các nhà kho cho hoạt động giao hàng chặng cuối và các nhà kho sản xuất chuyên sử dụng chứa các nguyên liệu đặc thù hoặc các bán thành phẩm trong chuỗi giá trị sản xuất. Ngoài ra, quy hoạch định hướng phát triển các hoạt động cảng cạn (Dry depot), giảm thiểu thời gian dồn ứ trong xuất nhập khẩu và tối ưu hóa chi phí logistics cho doanh nghiệp, đồng thời phát triển các dịch vụ phụ trợ logistics như các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, đóng gói, v.v.

55% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 thực hiện tại 3 Cục Hải quan Bắc Ninh, TP.HCM và TP.Hải Phòng, trong đó Bắc Ninh ghi nhận giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là 169,4 tỷ USD – dẫn đầu cả nước. Việc chuyên môn hóa và ứng dụng chuyển đổi số trong thủ tục hải quan sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh lớn của Bắc Ninh.      

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương hướng phát triển Dịch vụ Tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái, #GiaBinhII, #Industrialpark, #RealEstate, #BacNinh, #Eco-Industrialpark, #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *