Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh

Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế và dân số gia tăng đồng thời với sự đổi mới công nghệ, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố then chốt quyết định đến sự bền vững và tiến bộ của tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là một yêu cầu ngày càng cấp thiết mà còn là một cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Với tầm nhìn chiến lược và sự cam kết của các nhà quản lý và cộng đồng, phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật tại Bắc Ninh hứa hẹn mang lại những tiến bộ to lớn trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Ninh

Quan điểm phát triển

– Phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đồng bộ, hiện đại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia, quy hoạch phát triển ngành kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia, kế thừa quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội; phù hợp với định hướng tổ chức không gian lãnh thổ và phát triển đô thị của tỉnh Bắc Ninh, phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ; phát triển đa dạng các loại hình vận tải, bảo đảm kết nối hài hòa, hợp lý, liên thông giữa các phương thức vận tải; phát triển hệ thống giao thông công cộng đa dạng phù hợp với các đô thị. 

Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, phát huy tối đa về lợi thế địa lý của vùng tỉnh, tập trung cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ; phát triển đa dạng các loại hình vận tải, kết nối liên thông giữa các phương thức vận tải (đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không); phát triển các loại hình giao thông mới, hiện đại; phát triển hệ thống giao thông công cộng đa dạng phù hợp với các đô thị. 

Bản đồ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Ninh
Bản đồ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bắc Ninh

– Phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quan điểm, mục tiêu, phương án phát triển của quy hoạch tỉnh, đồng bộ với các phương án phát triển các hạ tầng kỹ thuật khác, đặc biệt phải là cầu nối, động lực, phục vụ phát triển các KCN, các trung tâm dịch vụ – thương mại, logistics theo định hướng tăng trưởng xanh.

– Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư các công trình có tính đột phá, bao gồm các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng yếu, các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, các tính có tính kết nối. 

– Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước, đặc biệt chú trọng xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 20% đến năm 2025 và 25% đến năm 2030) và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. 

Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

– Hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nội tỉnh đồng bộ, tăng cường kết nối giữa vùng đô thị trung tâm Bắc Ninh (vùng nội thành) với các đô thị và vùng kinh tế – xã hội khác trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của tỉnh về đường bộ,  ường sắt, đường thuỷ; ưu tiên các trục Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ, Quế Võ – Gia  Bình – Thuận Thành; hệ thống đường tỉnh hiện có được nâng cấp, cải tạo đồng bộ. 

– Quy mô kết cấu hạ tầng đáp ứng tầm nhìn để phát triển vận tải hàng hóa và hành khách theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý, phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải; đặc biệt chú trọng phục vụ phát triển vận tải hàng hóa đa phương thức, dịch vụ logistics và các loại hình vận tải hành khách phục vụ du lịch; tập trung đầu tư hạ tầng giao thông đô thị, gồm cả đường sắt đô thị, sẵn sàng đáp ứng xu thế phát triển phương tiện giao thông hiện đại, thân thiện môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2030, hoàn thành đầu tư và khai thác 03 tuyến cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc, quốc lộ và đường vành đai trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 200 km. Tổng chiều dài đường tỉnh đạt khoảng 420 km. 

Hướng tuyến đường Vành đai 4 qua 3 địa phương, dài dài 112 km, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng
Hướng tuyến đường Vành đai 4 qua 3 địa phương, dài dài 112 km, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng

– Đường bộ cao tốc: tiếp tục ưu tiên đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Nội Bài- Bắc Ninh- Hạ Long và đường Vành đai 4 qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mở rộng cầu Hồ….

– Đường quốc lộ: nâng cấp, mở rộng các quốc lộ 17, 18, 38 qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III-II, 2-4 làn xe, có kết nối thuận lợi với đường tỉnh. 

Đường tránh Quốc lộ 38 - Thuận Thành
Đường tránh Quốc lộ 38 – Thuận Thành

– Đường tỉnh: cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây mới các tuyến đường tỉnh cơ bản đạt cấp III, tối thiểu cấp IV, mở rộng tối thiểu 4 làn xe các đoạn có nhu cầu giao thông lớn; phát triển hoàn thiện mạng lưới đường tỉnh trên cơ sở nâng cấp, kéo dài, kết nối một số tuyến đường huyện, đường xã. 

– Giao thông đô thị: Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới mạng lưới đường đô thị, chú trọng phát triển các tuyến đường vành đai, đường trục chính tại TP. Bắc Ninh, Từ Sơn. 

– Đường giao thông nông thôn: Duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn hiện có, xây dựng mới các tuyến đường giao thông nông thôn phù hợp với quy hoạch giao thông nông thôn mới của các địa phương theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. 

– Hệ thống cầu, cống: Trên các đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường giao thông nông thôn được xây dựng phù hợp theo cấp đường, tải trọng thiết kế theo quy định. 

– Bến, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe: Xã hội hóa đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách hiện đại; nâng cấp, tăng năng lực phục vụ của các bến xe hiện có. 

– Đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt quốc gia, tuyến hành khách vùng qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bảo đảm an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa trên địa bàn. 

Hoàn thành nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo các trục liên kết khu vực Từ Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh – Quế Võ; Bắc Ninh – Tiên Du – Hồ làm cơ sở phân kỳ triển khai đầu tư từng tuyến theo nhu cầu kể từ sau năm 2030. 

– Xây dựng hệ thống cảng, đường thủy vận tải hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch; tăng cường cải tạo luồng tuyến, chú trọng khai thác các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Hỗ trợ vận tải hàng hóa ra các khu, cụm cảng biển nước sâu tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, trọng tâm là luồng tuyến sông Đuống, sông Thái Bình. Cảng ICD Quế Võ. 

– Khuyến khích các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, các đơn vị đăng kiểm phương tiện GTVT hiện có căn cứ vào nhu cầu thực tế để đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực, công suất hoạt động cho phù hợp tránh lãng phí nguồn lực của xã hội.

Quy mô dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Khu công nghiệp Gia Bình II có tổng diện tích quy hoạch 250 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.956,8 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch sử dụng đất và phân thành các chức năng bao gồm: Đất xây dựng nhà máy 167,23 ha (66,89%); đất giao thông 33,82 ha (13,53%); đất cây xanh 25,33 ha (10,13%); phần còn lại dành cho đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Mặt bằng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Mặt bằng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch, ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao.

Tại dự án, được đầu tư xây dựng hạ tầng với các hạng mục chính: Giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, gồm 02 mô-đun với công suất 3.500m3/ngày đêm.

Phối cảnh tại dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Phối cảnh tại dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Từ dự án Khu công nghiệp Gia Bình II, thuận tiện liên kết đến các khu vực tiện ích và vùng lân cận như: Cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách khu vực sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0848 84 59 59

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *