Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…

Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương. 

I. Điểm mạnh

  • Vị trí chiến lược

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng kinh tế cao: tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, do đó Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Vị trí địa lý của tỉnh có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng; tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • Khả năng khai thác tiềm năng đất đai phục vụ phát triển tốt

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nhưng có khả năng khai thác tiềm năng đất đai tốt, quy mô nền kinh tế Bắc Ninh đứng thứ 8 cả nước trong đó giá trị sản xuất công nghiệp lại đứng thứ nhất cả nước.

  • Văn hóa, lịch sử, con người Bắc Ninh

Bắc Ninh có bảy nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu bao gồm: quê hương của dân ca Quan họ – Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc.    

Bảy nét đặc trưng văn hóa của Bắc Ninh cùng với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đồ sộ đem lại những giá trị cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • Các điều kiện khác

– Hệ thống kết cấu hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại: Tỉnh có mạng lưới đường giao thông thuận lợi với nhiều đường quốc lộ và đường tỉnh được xây dựng và nâng cấp với chất lượng khá tốt, kết nối Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội và với các tỉnh lân cận cũng như các tỉnh khác trong cả nước, tạo thuận lợi trong vận chuyển, giao lưu, trao đổi hàng hóa trong và ngoài tỉnh. 

– Bắc Ninh là tỉnh có năng lực lãnh đạo cao cũng như môi trường đầu tư hấp dẫn. Năm 2020, trong khu vực đồng bằng sông Hồng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Bắc Ninh đứng vị trí thứ 4 sau Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội; chỉ số cải cách hành chính công (PAR INDEX) đứng thứ 6 sau: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Ninh Bình; chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) đứng thứ 4 sau: Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Định.

– So với xu thế già hóa chung của dân số Việt Nam trong giai đoạn tới đây, Bắc Ninh lại đang trong thời kỳ thuận lợi về nguồn nhân lực – lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất cho tỉnh.Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo năm 2020 cao hơn trung bình khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước, tăng trưởng trung bình 2.6%/năm giai đoạn 2015-2020

– Quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh (khoảng 86,22 tỷ đồng/doanh nghiệp) cao hơn so với mức trung bình của cả nước (61,29 tỷ đồng/doanh nghiệp).

– Hạ tầng công nghiệp phát triển tốt, tạo điều kiện phát triển nền công nghiệp vững mạnh. Hiện tại, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, tập trung và các mặt hàng điện tử và tập trung vào ngành sản xuất, chế biến chế tạo, với các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước.

– Mạng lưới đô thị nông thôn và hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển, kết nối tốt, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

– Định hướng phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, thông minh đang từng bước được hiện thực hóa trên nhiều mặt trận với nhiều khởi sắc. Điển hình, tỉnh triển khai phát triển các KCN, CCN theo hướng sinh thái, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải phát năng lượng, có tác động lớn đến nhận thức và triển khai cuộc sống xanh ở địa phương

II. Điểm yếu

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng

– Sự chia cắt không gian và hoạt động kinh tế xã hội trên địa do hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối qua Tỉnh khá nhiều như: các tuyến đường cao tốc, tuyến sông Đuống, các tuyến điện cao thế tạo.

       – Hệ thống, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện không đảm bảo theo quy định; (Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, 2 thị xã gồm Thuận Thành, Quế Võ và 4 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn);

       – Hệ thống các KCN, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển đan xen với các khu vực dân cư, tạo ra nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Mô hình phát triển kinh tế làng nghề thiếu bền vững gây ra nhiều tác động tiêu cực, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, đồng thời kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác. Đặc điểm địa hình trũng thấp, được bảo vệ bởi các tuyến đê, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực Bắc Ninh dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết biến đổi tiêu cực.

       – Một số nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng đầy đủ, do tỷ lệ nhập cư vào Bắc Ninh cao và xu hướng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội tại tỉnh.

  •  Nguồn nhân lực

       – Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 11,7% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản – ngành mang lại giá trị kinh tế thấp. Thời gian qua, tỉnh đã có giải pháp hiệu quả để chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành/lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh.

       – Quá trình xuất cư dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo tăng trưởng trong thời gian vừa qua, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi có trình độ đại học đang có xu hướng giảm do nhân lực chất lượng cao di chuyển đến các thành phố lớn hơn.

  • Sử dụng nguồn lực và tài nguyên

– Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên khoảng 822,7 km2, là tỉnh có quy mô lãnh thổ nhỏ nhất so với cả nước, dư địa đất đai phát triển các nghành kinh tế – xã hội không còn nhiều. Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp chiếm 64,7% tổng diện tích đất toàn tỉnh, tuy nhiên đóng góp về NSLĐ và tốc độ tăng trưởng cũng như tốc độ tăng GTSX ngành nông nghiệp lại ở mức thấp nhất so với các ngành còn lại.

       – Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, các loại khoáng sản được quy hoạch trong kỳ Quy hoạch 2005 đã cắt bỏ. Hiện tại chỉ cho phép khai thác các khoáng sản làm vật liệu xây dựng như cát, sỏi lòng sông được thực hiện theo Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh.

  • Nền kinh tế phụ thuộc và ngành sản xuất chế biến và chế tạo

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào ngành sản xuất chế biến chế tạo, với hơn 80% sản lượng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đến từ sản xuất các mặt hàng điện tử, với động lực lớn từ phía doanh nghiệp trong khu vực FDI. Trong giai đoạn tới, tỉnh cần hạn chế rủi ro và tránh phụ thuộc vào một số ít ngành hoặc doanh nghiệp bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của tỉnh trước sự biến động của tình hình thế giới

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

III. Phân tích tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030

 

Điểm mạnh Điểm yếu
Ø     Vị trí địa-kinh tế chiến lược, thuận lợi; là cửa ngõ kết nối của thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc gắn với các hành lang kinh tế trọng điểm như Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; là điểm kết nối các tỉnh ĐBSH và các đầu mối kinh tế trọng điểm như cửa khẩu, cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế.

Ø     Mối quan hệ liên vùng thuận lợi và kết nối tốt với các địa phương có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước thông qua các loại hình giao thông đa dạng kết nối với các cực tăng trưởng vùng: Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh. Đặc biệt từ Bắc Ninh có kết nối dễ dàng với các cửa ngõ giao thương quốc tế như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nội Bài.

Ø     Nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại tăng trưởng cao với quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước trong năm 2021, GRPD đầu người đứng thứ 4 cả nước. 

Ø     Giữ vị thế là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi hội tụ nhiều kho tàng văn hóa dân gian, công trình nghệ thuật văn hóa đặc sắc và các làng nghề truyền thống lâu đời. Có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng (1.589 điểm di tích trong đó có: 04 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 203 di tích xếp hạng di tích cấp quốc gia và 421 di tích xếp hạng cấp tỉnh) là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Ø     Có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế đô thị với tốc độ đô thị hóa nhanh ở khu vực vùng thủ đô thông qua việc phát triển dịch vụ đô thị và dịch vụ xã hội chất lượng cao: giải trí, giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.

Ø     Hiệu quả khai thác, sử dụng quỹ đất cao, dù diện tích đất có giới hạn nhưng có đủ khả năng đáp ứng cho các dự án chiến lược quy mô lớn (ví dụ: du lịch phức hợp, sản xuất quy mô lớn)

Ø     Nguồn lao động tại chỗ và các khu vực lân cận phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu cao về lực lượng lao động.

Ø     Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian qua, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Ø     Mạng lưới đô thị nông thôn và hệ thống cơ sở hạ tầng khá phát triển, kết nối tốt, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Ø     Định hướng phát triển CNCNC, CN thông minh phù hợp và thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế số

Ø     Mật độ dân số và tụ hội đô thị tạo thị trường sôi động.

Ø     Thu nhập và mức sống của người dân tăng trưởng ổn định.

Ø     Mặc dù tỷ trọng công nghiệp lớn, tuy nhiên chưa có sự đồng bộ giữa phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị nông thôn và phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Ø     Tỷ lệ đô thị hóa và các chỉ tiêu phát triển đô thị còn thấp, cơ sở hạ tầng xã hội chưa phát triển xứng tầm với phát triển kinh tế. Lối sống nông thôn vẫn chiếm phổ biến, văn hóa đô thị mới bước đầu được hình thành.

Ø     Không gian và hoạt động kinh tế xã hội bị chia cắt bởi sông Đuống và hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối qua Tỉnh khá nhiều như các tuyến đường cao tốc, tuyến sông Đuống, các tuyến điện cao thế và nhiều khu dân cư đan xen tạo sự chia cắt không gian và hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

Ø     Hệ thống các KCN, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển đan xen với các khu vực dân cư, tạo ra nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Đặc điểm địa hình trũng thấp, được bảo vệ bởi các tuyến đê, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực Bắc Ninh dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết biến đổi tiêu cực.

Ø     Khu vực kinh tế tư nhân trong nước trên địa bàn tỉnh phát triển chưa tương xứng với khu vực đầu tư nước ngoài trực tiếp, tạo ra các “rủi ro tiềm tàng” nếu có sự chuyển dịch đột ngột của dòng đầu tư nước ngoài ra khỏi tỉnh, gây bất cân bằng và bất ổn toàn diện.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của tỉnh Bắc Ninh trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

​​————————–

 

   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *