Các khu công nghiệp Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bắc Ninh, một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, nổi bật lên như một trung tâm công nghiệp mới, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn. Trong bối cảnh này, Khu công nghiệp Hanaka tại Bắc Ninh nổi lên như một điểm sáng với nhiều cơ hội và tiềm năng đầu tư. Khu công nghiệp, với vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đòi hỏi một hệ thống quy định và nguyên tắc hoạt động chặt chẽ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả.
Trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là tại các khu công nghiệp như Hanaka ở Bắc Ninh, việc nắm giữ các Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp không chỉ giúp quản lý tốt hơn các nguồn lực, mà còn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động, và tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng.
I. Diện tích và mật độ xây dựng tối thiểu cho thuê trong cụm công nghiệp là bao nhiêu?
Mỗi nơi có mật độ đô thị thi công xây dựng riêng và được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng- QCVN 01:2019/BXD. Điều này giúp chủ đầu tư người dân đảm bảo quy hoạch xây dựng đúng theo quy định pháp luật. Cụ thể:
- Yêu cầu chung
– Phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị;
– Đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I, cấp II phải bố trí xa khu vực dân dụng. Cấp độc hại và khoảng cách ATMT tuân thủ theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ hoặc phải xác định bằng công cụ đánh giá tác động môi trường hoặc dựa trên các dự án tương tự.
CHÚ THÍCH: Trường hợp chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc các dự án tương tự có thể tham chiếu các giá trị trong phụ lục 3 của TCVN 4449 – 1987. (Giải trình: Quy định hướng đến việc sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường cho bản thân dự án hoặc của dự án tương tự để đưa ra yêu cầu về khoảng cách ly vệ sinh môi trường cho phù hợp với yêu cầu thực tế – trường hợp không đủ thông số để xác định khoảng cách ly vệ sinh môi trường mới được vận dụng quy định cho các khu công nghiệp điển hình quy định trong phụ lục 3 của TCVN 4449 – 1987)
- Khoảng cách an toàn về môi trường
– Trong khoảng cách ATMT, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm XLNT, trạm trung chuyển CTR trong điều kiện đồng thời đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ATMT của các công trình nêu trên.
- Quy định về sử dụng đất công nghiệp, kho tàng
– Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị;
– Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào loại hình, tính chất của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định.
- Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép
– Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ và nhóm nhà chung cư được quy định trong các;
– Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ, công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ trong khu vực xây dựng mới là 40%;
– Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ, công cộng khác hoặc công trình sử dụng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích ≥3.000m2 phải đảm bảo yêu cầu về mật độ xây dựng tối đa theo
và các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại mục 2.6.1, về khoảng lùi công trình tại mục 2.6.2;
– Các công trình dịch vụ, công cộng đô thị khác hoặc công trình sử dụng hỗn hợp trên lô đất có diện tích nhỏ hơn 3.000m2 , sau khi trừ đi phần đất đảm bảo khoảng lùi theo quy định tại mục 2.6.2, trên phần đất còn lại được phép xây dựng với mật độ xây dựng thuần là 100%, nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại mục 2.6.1 và hệ số sử dụng đất tối đa là 13 lần;
- Mật độ xây dựng gộp
– Mật độ xây dựng gộp tối đa cho phép của đơn vị ở là 60%;
– Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu du lịch – nghỉ dưỡng tổng hợp (resort) là 25%; – Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu công viên là 5%;
– Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu công viên chuyên đề là 25%; Bản Dự thảo ngày 31/7/2019 19
– Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu cây xanh chuyên dụng (bao gồm cả sân gôn), vùng bảo vệ môi trường tự nhiên được quy định tùy theo chức năng và các quy định pháp lý có liên quan, nhưng không quá 5%.
II. Có quy định nào về chiều cao xây dựng, khoảng lùi, diện tích cây xanh,hạn chế tiếng ồn, điểm kết nối điện?
Theo quy định tại THÔNG TƯ BAN HÀNH QCVN 01:2021/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Yêu cầu về đất xanh
– Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo thuận tiện cho mọi người dân được tiếp cận sử dụng. Phải quy hoạch khai thác sử dụng đất cây xanh tự nhiên, thảm thực vật ven sông hồ, ven kênh rạch, ven biển… để bổ sung thêm đất cây xanh đô thị;
– Các đô thị có các cảnh quan tự nhiên (sông, suối, biển, đồi núi, thảm thực vật tự nhiên) đặc trưng có giá trị cần có giải pháp về quy hoạch khai thác và bảo tồn cảnh quan.
2. Yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
2.1 Yêu cầu chung
– Quy hoạch khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp), khu chế xuất và khu công nghệ cao phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh;
– Đối với các cơ sở sản xuất, kho tàng có mức độ độc hại cấp I, cấp II phải quy hoạch ngoài khu vực xây dựng đô thị. Cấp độc hại và khoảng cách ATMT tuân thủ theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ và các văn bản pháp luật về môi trường.
CHÚ THÍCH:
– Trường hợp Bộ Khoa học Công nghệ hoặc các văn bản pháp luật về môi trường chưa có quy định, cho phép sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường hoặc tham chiếu các giá trị trong phụ lục 3 của TCVN 4449 – 1987 để xác định khoảng cách ATMT;
– Các khu chức năng dân dụng (nếu có) được quy hoạch gắn với khu công nghiệp phải áp dụng quy định như đối với khu dân dụng trong đô thị. Các chỉ tiêu quy hoạch áp dụng theo điểm 2.1, điểm 2.2, điểm 2.3, điểm 2.4 và điểm 2.6.
2.2 Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)
– Phải đảm bảo khoảng cách ATMT của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác;
– Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp với chiều rộng ≥ 10 m;
– Trong khoảng cách ATMT chỉ được quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, công trình cấp điện, hàng rào, cổng, nhà bảo vệ, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải (XLNT), trạm XLNT, trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), cơ sở xử lý CTR và các công trình công nghiệp và kho tàng khác;
– Trong khoảng cách ATMT không được bố trí các công trình dân dụng.
2.3 Sử dụng đất
– Đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng địa phương;
– Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phụ thuộc vào loại hình, tính chất các cơ sở sản xuất, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định tại Bảng 2.6;
– Mật độ xây dựng thuần của lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng tối đa là 70%. Đối với các lô đất xây dựng nhà máy có trên 05 sàn sử dụng để sản xuất, mật độ xây dựng thuần tối đa là 60%.
Bảng 2.6: Tỷ lệ tối thiểu đất giao thông, cây xanh, các khu kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Loại đất | Tỷ lệ (% diện tích toàn khu) |
Giao thông | 10 |
Cây xanh | 10 |
Các khu kỹ thuật | 1 |
CHÚ THÍCH: Đất giao thông và cây xanh trong Bảng 2.6 không bao gồm đất giao thông, cây xanh trong khuôn viên lô đất các cơ sở sản xuất. |
2.4. Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình đối với các khu vực phát triển mới
Khoảng cách tối thiểu giữa các tòa nhà, công trình riêng lẻ hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió…), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình phải đáp ứng các yêu cầu:
Trường hợp các công trình có chiều cao < 46 m
– Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải đảm bảo ≥ 1/2 chiều cao công trình nhưng không được < 7 m;
– Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 1/3 chiều cao công trình nhưng không được < 4 m;
– Trường hợp trong cùng một lô đất có các dãy nhà liền kề nếu được quy hoạch cách nhau, khoảng cách giữa cạnh mặt sau của dãy nhà liền kề phải đảm bảo ≥ 4 m.
Trường hợp các công trình có chiều cao ≥ 46 m
– Khoảng cách giữa cạnh dài của các công trình phải ≥ 25 m;
– Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo ≥ 15 m.
Khoảng cách giữa các công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.
Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dãy nhà.
Khoảng lùi của công trình
– Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7 ;
– Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
IV. Bên cạnh chi phí thuê đất nhà đầu tư còn phải trả các phí và lệ phí nào khác trong quá trình hoạt động tại cụm công nghiệp?
Nhà đầu tư sẽ trả phí sử dụng tiện ích cho nhà cung cấp dịch vụ (xử lý nước thải, nước, điện, khí ga công nghiệp) và duy tu bảo dưỡng hạ tầng ($0.48/m2/năm).
- Hệ thống cấp thoát nước mưa như thế nào?
Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.
- Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- a) Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa;
- b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở;
- c) Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- a) Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào; có công tơ điện độc lập; khuyến khích việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng;
- b) Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
- Việc xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp phải hoàn thành trước khi khu công nghiệp đi vào hoạt động.
- a) Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa;
- b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở;
- c) Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.
V. Quy định về Phòng cháy chữa cháy khu công nghiệp
- Triển khai lập hồ sơ quy hoạch, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật
1.1. Khi lập đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với Khu công nghiệp (KCN) có quy mô trên 20 ha và tỷ lệ 1/500 đối với các khu còn lại (trừ các dự án không thuộc diện bắt buộc phải lập quy hoạch tỷ lệ 1/500), Chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phải lập hồ sơ theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp tỉnh nơi xây dựng công
- Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh Bắc Ninh:
- Địa chỉ: Km 6+100, Quốc lộ 38, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (gần Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh).
- Số điện thoại liên hệ: 02223.821.832 (trực ban đơn vị).
- Gmail: tonghoppc07@gmail.com.
- 2. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của khu để thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC, theo trình tự:
– Lập hồ sơ thiết kế cơ sở bảo đảm theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền để được góp ý về giải pháp PCCC (trừ các công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất);
– Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công bảo đảm theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH đã thực hiện góp ý trước đó để thẩm duyệt và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi thi công;
– Thẩm quyền góp ý cơ sở và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC: Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện đối với dự án, công trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư), cụ thể: công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không phân biệt tổng mức đầu tư; khu du lịch có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên; Khu đô thị tổng mức đầu từ 1000 tỷ đồng trở lên; Khu kinh tế, cụm công nghiệp, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao tổng mức đầu tư từ 1500 tỷ trở lên; các dự án, công trình còn lại do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh nơi công trình xây dựng thực hiện.
- 3. Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC các khu bảo đảm theo nội dung sau:
Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
– Về quy mô, kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC của công trình thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD, QCVN 01:2021/BXD, TCVN 6379:1998 và tham khảo QCVN 03:2012/BXD; QCVN 07-01:2016/BXD phần 1, 4, 5 và phần 8, TCVN 2622:1995, TCXDVN 33:2006….
– Về trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống PCCC thực hiện theo TCVN 3890:2009.
Đường giao thông cho xe chữa cháy
Khi bố trí mạng lưới đường giao thông nội bộ trong các khu, ngoài việc bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của đường, thẩm mỹ và tính kinh tế còn phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC như:
– Bảo đảm tiếp cận đến từng lô đất của công trình; chiều rộng thông thủy của mặt đường không nhỏ hơn 3,5 m, chiều cao thông thủy để các phương tiện chữa cháy đi qua không nhỏ hơn 4,5 m, nền đường được gia cố bằng các vật liệu bảo đảm chịu được tải trọng của xe chữa cháy và thoát nước bề mặt;
– Đối với trường hợp bố trí các hồ ao để cho xe chữa cháy hút nước phải có lối tiếp cận và có bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m với bề mặt bảo đảm tải trọng cho xe chữa cháy.
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
a) Xác định lưu lượng và số đám cháy tính toán đồng thời
– Đối với khu dân cư (KDC), khu đô thị (KĐT) tính toán số đám cháy đồng thời theo quy mô dân số đã được phê duyệt tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố cho công trình hoặc các văn bản khác có liên quan và xác định lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Bảng 7 của QCVN 06:2021/BXD;
– Đối với KCN và các khu chức năng khác tính toán số đám cháy đồng thời theo diện tích của công trình lớn nhất và xác định lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà lấy theo lưu lượng của công trình bên trong khu cần lưu lượng lớn nhất, cụ thể: Các công trình công nghiệp lấy theo Bảng 9 và Bảng 10 của 06:2021/BXD, các loại hình công trình khác lấy theo Bảng 8 của 06:2021/BXD (đối với các nhà được ngăn chia bằng tường ngăn cháy thì lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà lấy theo phần nhà, nơi có yêu cầu lưu lượng lớn nhất). Khi trong một khu chức năng có cả 2 loại hình công trình nêu trên thì lưu lượng của khu lấy theo lưu lượng của công trình lớn nhất. Trường hợp chưa xác định được lưu lượng của công trình lớn nhất (do chưa xác định được quy mô công trình lớn nhất trong khu) thì lựa chọn lưu lượng lớn nhất tại Bảng 10 của QCVN 06:2021/BXD (đối với các khu bên trong có quy hoạch bố trí công trình công nghiệp) hoặc Bảng 8 (đối với các khu bên trong không quy hoạch bố trí công trình công nghiệp). Khi kết hợp đường ống cấp nước chữa cháy của KDC và cơ sở công nghiệp nằm ngoài KDC thì số đám cháy tính toán đồng thời theo quy định tại Điều 5.1.3.2 của QCVN 06:2021/BXD.
b) Nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
– Tùy theo vị trí địa lý, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật cấp nước tại địa phương nơi đầu tư xây dựng và điều kiện kinh tế mà lựa chọn phương án thiết kế nguồn cấp nước đến hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho phù hợp;
– Trường hợp không trang bị trạm bơm cấp nước chứa cháy riêng (hệ thống cấp nước ngoài nhà của khu đấu nối trực tiếp vào mạng lưới cấp nước từ nhà máy nước của địa phương): chủ đầu tư, tư vấn thiết kế cần phối hợp với đơn vị cấp nước kiểm tra thực tế và xem xét các văn bản, tài liệu có liên quan để bảo đảm lưu lượng cấp đến tại điểm đấu nối phải đáp ứng đồng thời cho cả lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà, nước sinh hoạt và sản xuất của khu; cột áp tại điểm bất lợi nhất trên mạng đường ống cấp nước chữa cháy trong khu phải không nhỏ hơn 10 m.c.n;
– Trường hợp trang bị trạm bơm cấp nước chữa cháy riêng:
+ Bơm bảo đảm số lượng, bơm dự phòng phải có thông số kỹ thuật bằng bơm chính; máy bơm chữa cháy chính được nối với hai nguồn điện cấp độc lập (01 nguồn điện lưới và 01 nguồn điện dự phòng). Cho phép máy bơm chữa cháy chính chỉ đấu nối với một nguồn điện nếu máy bơm dự phòng là máy bơm động cơ diesel;
+ Bể chứa nước dự trữ chữa cháy phải được tính toán bảo đảm chứa đủ lượng nước chữa cháy cần thiết. Trường hợp sử dụng bể chứa nước dự trữ chữa cháy kết hợp với sinh hoạt, sản xuất thì thể tích bể phải tính toán theo nguyên tắc cộng dồn bảo đảm cung cấp đủ nước cho PCCC và sinh hoạt, sản xuất trong mọi thời điểm. Thời gian chữa cháy tính tối thiểu là 03 giờ, thời gian lớn nhất để phục hồi nước chữa cháy không lớn hơn 24 giờ đối với KDC và cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C; không lớn hơn 36 giờ đối với cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng D, E; không lớn hơn 72 giờ đối với các KDC và cơ sở nông nghiệp (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 5.1.3.3 và Điều 5.1.3.4 QCVN 06:2021/BXD);
c) Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
– Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được phép sử dụng chung với đường ống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
– Hệ thống đường ống nước chữa cháy thường có áp suất thấp, chỉ duy trì áp suất cao khi phù hợp với luận chứng. Đối với đường ống áp suất cao, các máy bơm chữa cháy phải được trang bị phương tiện bảo đảm hoạt động không trễ hơn 5 phút sau khi có tín hiệu báo cháy. Áp suất tự do tối thiểu trong đường ống nước chữa cháy áp suất thấp (nằm trên mặt đất) khi chữa cháy phải không nhỏ hơn 10 m.c.n. Áp suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống chữa cháy áp suất cao phải bảo đảm độ cao tia nước đặc không khỏ hơn 20 m khi lưu lượng yêu cầu chữa cháy tối đa và lăng chữa cháy ở điểm cao nhất của tòa nhà. Áp suất tự do trong mạng đường ống kết hợp không khỏ hơn 10 m và không lớn hơn 60 m;
– Đường ống cấp nước chữa cháy phải được duy trì áp theo quy định, nếu áp lực nước thường xuyên không đủ cung cấp nước cho các trụ cấp nước chữa cháy thì phải có bộ phận điều khiển máy bơm từ xa bố trí ngay ở trụ cấp nước chữa cháy theo quy định;
– Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy phải là mạch vòng. Cho phép làm đường ống cụt với các đoạn cấp nước chữa cháy có chiều dài đường ống không lớn hơn 200 m mà không phụ thuộc vào lưu lượng nước chữa cháy yêu cầu;
– Phải bố trí 02 đường ống cấp trở lên nối với mạng vòng trục chính của hệ thống.
d) Bố trí trụ nước chữa cháy
– Trụ nước chữa cháy gồm hai loại là trụ nổi và trụ ngầm. Trụ cần bố trí dọc đường xe chạy và cách nhau không vượt quá 150 m. Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè, cạnh đường giao thông phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước và tường các ngôi nhà không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m, họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ nước là 700mm. Trong trường hợp đặc biệt không thể lắp trụ trên vỉa hè, cho phép lắp đặt trụ ngầm (đặt trong hố trụ) dưới lòng đường nhưng phải bảo đảm hố trụ cách xa các công trình ngầm tối thiểu 0,5m, nắp đậy của hố trụ phải chịu được tải trọng của xe cộ trên 20 tấn. Yêu cầu kỹ thuật của trụ thực hiện theo TCVN 6379:1998.
Giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn:
– Giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn bao gồm việc trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, bố trí điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ thành lập Đội PCCC chuyên ngành và bố trí địa điểm cho đội Cảnh sát PCCC;
– Trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới: Khu công nghiệp có tổng diện tích lớn hơn 300 ha phải trang bị 03 xe chữa cháy; tổng diện tích lớn hơn 150 ha đến 300 ha phải trang bị 02 xe chữa cháy; tổng diện tích từ 50 ha đến 150 ha phải trang bị 01 xe chữa cháy; tổng diện tích nhỏ hơn 50 ha phải trang bị 01 máy bơm chữa cháy di động theo quy định tại Bảng 6 TCVN 3890:2009. Đồng thời phải bố trí nhà có mái che để bảo quản các phương tiện này;
– Thành lập Đội PCCC chuyên ngành: Các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành và bố trí các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ lực lượng này (Điều 13 Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an);
– Đối với KĐT, kiểm tra xem xét khoảng cách từ khu đến trụ sở đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy bảo đảm nằm trong trong bán kính phục vụ tối đa 3 km đối với khu vực trung tâm đô thị và 5 km đối với các khu vực khác theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD, khi chưa bảo đảm cần nghiên cứu bố trí khu đất cho trụ sở đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, tùy theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, chủ đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo phân cấp (quy định tại Khoản 12 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) bằng một trong các hình thức sau: (1)Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; (2)Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền; (3)Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật. Quá trình nộp hồ sơ cần lưu ý các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao (bản chụp) kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó, đồng thời khi nộp hồ sơ cần bổ sung tài liệu chứng minh năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC, chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế;
– Nhận kết quả và nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC và số 47/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tổ chức thi công, nghiệm thu về PCCC
Triển khai thi công
– Chỉ được tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của các khu sau khi đã được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
– Đối với hạng mục thi công hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát về PCCC có đủ năng lực (đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC);
– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;
– Bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương nơi có công trình xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Khi mua sắm, đấu thầu và lắp các phương tiện PCCC (được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như: xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, trụ cấp nước chữa cháy…) vào công trình, chủ đầu tư cần yêu cầu đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công thực hiện kiểm định và cung cấp giấy chứng nhận kiểm định về PCCC, đồng thời kiểm tra việc dán tem kiểm định của một số thiết bị PCCC theo quy định.
Nghiệm thu về PCCC
Trước khi đưa phần hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của các khu vào sử dụng (hoặc trước khi đưa các hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp khác nằm trong khu vào sử dụng), chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành phải lập hồ sơ nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện thẩm duyệt trước đó để kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC. Trường hợp chủ đầu tư vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử phạt vi phạm hành chính với số tiền đến 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Bảo đảm an toàn PCCC khi đưa các khu vào vận hành, sử dụng
Sau khi được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC, chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành cần lưu ý thực hiện một số nội dung sau:
– Tập hợp, lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với phần hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của khu; xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha phải thành lập và tổ chức duy trì Đội PCCC chuyên ngành bảo đảm số lượng người theo quy định, đồng thời bố trí các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ lực lượng này (định mức trang bị phương tiện PCCC và CNCH cho Đội PCCC chuyên ngành căn cứ Phụ lục II và Phụ lục III của Thông tư 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020). Đối với các KCN có trang bị xe chữa cháy phải bảo đảm xe được để trong nhà có mái che (nhà xe), luôn nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy, trang bị phương tiện, dụng cụ kèm theo và thực hiện quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an;
– Đường giao thông nội bộ trong các khu không bố trí barie, vật cản, các kết cấu chặn phía trên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tiếp cận của lực lượng, phương tiện PCCC;
– Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Điều 8.3 TCVN 3890:2009, Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an, trong đó lưu ý:
+ Mỗi tuần 1 lần tiến hành vận hành máy bơm chữa cháy chính và dự phòng; kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể (phải thường xuyên duy trì mực nước cho PCCC, không sử dụng nguồn nước dự trữ cho chữa cháy để sản xuất và sinh hoạt);
+ Ít nhất 6 tháng một lần kiểm tra độ kín tại các điểm đấu nối, trụ cấp nước chữa cháy, khả năng đóng mở các van…; định kỳ 1 năm một lần tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật bảo đảm hệ thống luôn duy trì lưu lượng và cột áp theo thiết kế được duyệt.
– Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC sẽ tiến hành kiểm tra an toàn về PCCC đối với phần hạ tầng của khu theo quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP./.
Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.
Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.
Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.
Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…
Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Các chính sách ưu đãi của tỉnh Bắc Ninh dành cho doanh nghiệp FDI” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
———————
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh