Bối cảnh quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,… Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương. 

I. Vị thế, vai trò của tỉnh Bắc Ninh đối với vùng và quốc gia.

Bắc Ninh là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và thuộc khu vực động lực của Vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và dọc hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và nằm trên trục hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh (thông qua QL1 Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn), cùng kết nối chặt chẽ với các đường cao tốc, các tuyến quốc lộ như QL. 1, QL. 3, QL. 5, QL. 17 và QL. 18, cùng các sân bay, cửa khẩu và cảng biển quốc tế.

Vị thế và vai trò đối với vùng thủ đô Hà Nội

a, Vị thế

Với vị trí nằm kế cận trung tâm Thủ đô Hà Nội (khu vực đang chịu sức ép quá tải về công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng xã hội, nhà ở… và có nhu cầu tái cơ cấu, sắp xếp, chia sẻ chức năng vùng), theo đó, Bắc Ninh và Hà Nội có mối liên hệ đặc biệt, toàn diện trên hầu hết các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội và hạ tầng. Điều này tạo cơ hội cho Bắc Ninh thu hút các dự án về công nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại, dịch vụ du lịch … tạo cơ hội cho chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế địa phương. 

Bắc Ninh là điểm giao thoa của các hành lang phát triển dọc Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 2, Quốc lộ 18, có mối liên hệ chặt chẽ với Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…, liên hệ sản xuất công nghiệp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, liên hệ về dịch vụ du lịch với Hải Dương, Bắc Giang, liên hệ về sản xuất nông nghiệp với Hưng Yên. Các mối liên hệ trên tạo lợi thế cho hoạt động thương mại truyền thống và thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn và chịu tác động của bối cảnh phát triển vùng. Việc phát triển các cơ sở hạ tầng vùng và khắc phục các tai biến môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các địa phương lân cận.

b, Vai trò

Với sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có thể đóng vai trò như một cực kinh tế trọng điểm của vùng Thủ đô, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển các dịch vụ đô thị và xã hội chất lượng cao. Bắc Ninh có thể cung cấp các lựa chọn về giải trí và là vùng đệm hỗ trợ cho sự phát triển của Hà Nội trong tương lai, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ đô thị, dịch vụ xã hội chất lượng cao. Đồng thời, Bắc Ninh cũng có thể tăng cường các dịch vụ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng Hà Nội thông qua các dịch vụ giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Vị thế và vai trò đối với vùng Đồng bằng sông Hồng

a, Vị thế

Lịch sử phát triển cho thấy Bắc Ninh có gắn bó mật thiết về hành chính, kinh tế xã hội và văn hóa với vùng Đồng bằng sông Hồng (phía Bắc là Bắc Giang, Lạng Sơn, phía Đông là Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng), tạo nên mối liên kết hữu cơ, hợp tác cùng phát triển, chia sẻ chức năng vùng. Nằm trong vùng đang đẩy mạnh lợi thế giao thương với Trung Quốc, phát triển nền kinh tế, Bắc Ninh có lợi thế để tạo nên vùng trung chuyển và kết nối với nền kinh tế lớn thứ 2 Thế giới là Trung Quốc. Cũng như khai thác tiềm năng, lợi thế kết nối tốt với các hành lang kinh tế biển tại Quảng Ninh – Hải Phòng.

Với lợi thế vị trí đặc biệt quan trọng và nền tảng phát triển tốt, tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tới sang khoa học công nghệ, dịch vụ thương mại và dịch vụ hỗ trợ. Đặc biệt là các hành lang dọc quốc lộ 1, quốc lộ 18 cần phải được khai thác phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với các cơ sở hạ tầng sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng.

b, Vai trò

Bắc Ninh đóng vai trò là động lực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Hồng, với sự chuyển biến rõ rệt trong tăng trưởng kinh tế. Với các tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh tham gia vào đảm bảo chuỗi liên kết các sản phẩm, không gain đô thị. Cụ thể, Bắc Ninh liên kết sản xuất công nghiệp và dịch vụ logistics với Hải Phòng, Quảng Ninh. Với các tỉnh thành tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh mở rộng liên kết phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Với các tiểu vùng Đông Bắc của vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Ninh hợp tác với tích cực với Bắc Giang và Thái Nguyên trong lĩng vực phát triển công nghiệp thông qua hợp tác hình thành các khu công nghiệp, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đầu tư với các sản phẩm đặc thù là cụm công nghẹ cao và điện tử.

Tiềm năng liên kết vùng

a, Liên kết vùng trong phát triển kinh tế

  • Cụm công nghệ cao và điện tử
  • Cụm dịch vụ hậu cần, thương mại và ô tô
  • Cụm dịch vụ
  • Cụm nông nghiệp và chế biến chế tạo mới nổi

b, Liên kết vùng trong phát triển xã hội

Với vị trí bên cạnh Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh và Hà Nội có mối liên hệ đặc biệt và toàn diện trên hầu hết các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội và hạ tầng; trong đó, các hoạt động xã hội có mối quan hệ mật thiết.

Với sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có thể đóng vai trò tích cực trong việc phát triển các dịch vụ đô thị và xã hội chất lượng cao. Bắc Ninh có thể cung cấp các lựa chọn về giải trí và là vùng đệm hỗ trợ cho sự phát triển của Hà Nội trong tương lai, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ đô thị, dịch vụ xã hội chất lượng cao. Đồng thời, Bắc Ninh cũng có thể tăng cường các dịch vụ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng Hà Nội thông qua các dịch vụ giáo dục, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

c, Liên kết vùng trong kết nối và hậu cần

 Bắc Ninh có vị trí kết nối chiến lược, nằm dọc hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và nằm trên trục hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nơi có sự lưu chuyển lớn về hàng hóa và thương mại, đòi hỏi các dịch vụ hậu cần và kết nối chuyên biệt

  •  Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh
  • Hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia tác động đến sự phát triển của tỉnh. 

Các yếu tố, bối cảnh từ bên ngoài

  • Toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc: Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa kinh tế và Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần chú trọng và linh hoạt thực hiện phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” nhằm giảm thiểu các rủi ro đồng thời phát huy tối đa các tiềm năng và cơ hội trong một bối cảnh địa chính trị biến động nhanh. Trong quan hệ thương mại quốc tế, cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mới tạo ra để mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, tạo lập tại mỗi thị trường chính một số mặt hàng chủ lực để trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp “có đi có lại” nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu. Phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” sẽ giúp Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng giảm nhẹ sự ảnh hưởng của xu hướng bảo hộ mậu dịch. Ngoài ra, thông qua nhiều kênh thông tin để thông báo kịp thời những biến động của thị trường thế giới, cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp, chủ động hình thành hệ thống giải pháp ứng phó để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và giảm thiểu thiệt hai, chuyển hướng sang các thị trường tiềm năng khác.
  • Đột phá về khoa học công nghệ và xu hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng: Trong những năm gần đây, các đột phát về khoa học công nghệ đã tăng trưởng năng suất của nhiều ngành kinh doanh truyền thống, và tạo ra các ngành dịch vụ mới có tiềm năng tăng trưởng cao, cũng như thay đổi cấu trúc, cải thiện sức khỏe con người và cách vận hành của xã hội. Các phát kiến khoa học công nghệ nói trên cũng có tác động tích cực tới môi trường và giảm thiểu chất thải. Các ví dụ về các công nghệ đột phá hiện tại bao gồm Internet Vạn vật trong ngành Công nghiệp, Công nghệ 5G, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Tài chính, v.v.

  • Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới: Vũ trụ ảo, Kinh tế mở và minh bạch, Blockchain,…
  • Sự năng động của kinh tế khu vực châu Á và xu hướng Nam tiến của dòng FDI từ Bắc Á: Việt Nam sẽ là một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN, hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hành lang Đông – Tây nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực. Về địa lý kinh tế, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống liên kết khu vực Đông Nam Á với phần còn lại của thế giới. 
  • An ninh phi truyền thống : Sự cạn kiệt về tài nguyên nước, qúa trình đô thị hoá nhanh, sự gia tăng dân số, Đại dịch Covid-19, an ninh mạng, an ninh tài chính, năng lượng, lương thực, khí quyển, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… khi xảy ra, sẽ gây những biến động tiêu cực và nặng nề đến bất kỳ quốc gia nào, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Các yếu tố, điều kiện của quốc gia

a, Triển vọng kinh tế vĩ mô và mô hình tăng trưởng của Việt Nam

Đến năm 2035, sẽ có một nửa dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu, phần lớn nhờ thành tựu giảm nghèo duy trì liên tục trong nhiều năm cũng như chất lượng và năng suất lao động không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ dân số trong nhóm an toàn về kinh tế trở lên ngày càng tăng, trong khi đó tỷ lệ dân số trong các nhóm như nghèo cùng cực, nghèo vừa phải và dễ bị tổn thương về kinh tế đều trong xu hướng giảm dần. Kết quả này giúp khẳng định việc gia tăng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã tạo ra những cơ hội nhất định, đóng góp vào thành công của nỗ lực xoá đói giảm nghèo trong cả nước.

b, Các hiệp định thương mại quốc tế mới được thiết lập

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và tham gia vào nhiều sân chơi song phương và đa phương khác. Hội nhập quốc tế sẽ giúp Việt Nam mở ra những cơ hội lớn như: (i) Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử; (ii) Vị thế của Việt Nam bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp; (iii) Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

c, Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển

  • Cơ chế quản lý và điều hành của Chính phủ đang dần chuyển dịch theo hướng “Chính phủ kiến tạo”
  • Định hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn
  • Địa chính trị ổn định, hội nhập thị trường, chi phí cạnh tranh và lực lượng lao động trẻ là những yếu tố thúc đẩy sự chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam,
  • Chuyển đổi số
  • Công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mới, quan trọng

d, Các thách thức tăng trưởng đối với Việt Nam

  • Xu thế già hóa dân số trong tương lai
  • Sự hạn chế của các tác nhân thúc đẩy tăng trưởng (thể chế, hạ tầng, môi trường)
  • Ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19
  • Ảnh hưởng ngày một rõ rệt của biến đổi khí hậu:

Các yếu tổ, điều kiện, bối ảnh của vùng, địa phương

  • Định hướng phát triển vùng

Với định hướng phát triển Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, điện thoại, linh kiện bán dẫn; phát triển công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp hàng không, phát triển công nghiệp y sinh (là những lĩnh vực Bắc Ninh đang có nhiều lợi thế, thế mạnh để phát triển) đồng thời Bắc Ninh đề xuất được thí điểm xây dựng thành phố thông minh, trở thành địa phương điển hình trong chuyển đổi số là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng và Bắc Ninh đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng trong quá trình hiện thực hóa các định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

  • Định hướng phát triển các vùng lân cận

Định hướng phát triển Các địa phương lân cận như Thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên trong giai đoạn tới là thông tin tham khảo quan trọng cho tỉnh Bắc Ninh trong việc hoạch định phát triển nhằm khai thác tối đa các lợi thế về phát triển liên vùng, liên tỉnh, đồng thời là các gợi mở cho tỉnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do cạnh tranh trực tiếp có thể đem lại.

Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn Tỉnh.

– Xu thế về bão và áp thấp nhiệt đới

Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ít biến đổi nhưng có phân bố tập trung hơn vào cuối mùa bão, đây cũng là thời kỳ bão hoạt động chủ yếu ở phía Nam. Bão mạnh đến rất mạnh có xu thế gia tăng. Gió mùa mùa hè có xu thế bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Mưa trong thời kỳ hoạt động của gió mùa có xu hướng tăng 

– Xu thế về nắng nóng

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, số ngày nắng nóng (số ngày nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35℃) có xu thế tăng trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh, phổ biến 6-7 ngày/năm so với thời kỳ cơ sở. Đến giữa thế kỷ, mức tăng có thể lên tới 32 – 34 ngày/năm và vào cuối thế kỷ có mức tăng khoảng 50 đến 53 ngày/năm. 

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nắng nóng trên khu vực Bắc Ninh có khả năng cao hơn thời kỳ cơ sở từ 22 đến 24 ngày, đến giữa thế kỷ, mức tăng này có thể lên tới 44 – 46 ngày/năm và vào cuối thế kỷ là 95 – 100 ngày/năm.

– Xu thế về hạn hán

Đối với Bắc Ninh, hạn hán ở có thể khắc nghiệt hơn do xu thế giảm lượng mưa trong mùa xuân, mùa đông vào đầu thế kỷ, trong mùa đông vào giữa và cuối thế kỷ.

– Xu thế thiên tai lũ 

Trong xu thế chung của biến đổi khí hậu, mưa có khả năng lớn hơn, gây lũ trên sông và úng ngập nội đồng nghiêm trọng hơn.

Đánh giá tác động của các điều kiện kinh tế đặc thù đối với kết quả phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh

  • Tác động tích cực

Nhìn chung, các yếu tố tự nhiên và vị trí địa lý giúp cho Bắc Ninh thuận lợi phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó là nguồn động lực tăng trưởng trong nhiều năm vừa qua. 

Kết nối thuận lợi với Thủ đô Hà Nội là lợi thế về thị trường để phát triển công nghiệp và dịch vụ.

  • Hạn chế

Bắc Ninh hạn chế về khoáng sản lẫn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch như biển, rừng. Vị trí đặc thù tiếp sát Hà Nội tạo nên xu hướng tất yếu là Bắc Ninh sẽ hình thành các khu công nghiệp ven xung quanh đô thị trung tâm là Hà Nội. Việc hạn chế tài nguyên khoáng sản và du lịch khiến Bắc Ninh phụ thuộc phần lớn quá trình tăng trưởng vào việc phát triển khu công nghiệp, và từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn quá trình phát triển công nghiệp gia công, chưa làm chủ được về mặt công nghệ, từ đó phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó dưới tác động của các yếu tố phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai sẽ có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh, có các rủi ro về đứt gãy chuỗi cung ứng trong chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.

Ngoài ra, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến xã hội, môi trường, tạo ra chênh lệch giàu nghèo…

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các tỉnh lân cận Hà Nội cũng tập trung vào việc khai thác quỹ đất để làm công nghiệp như Thái Nguyên, Bắc Giang…, Bắc Ninh cần phải giảm dần phụ thuộc vào dòng vốn FDI, ngành công nghiệp mà cần đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chiều sâu, chú trọng vào chuyển giao công nghệ, dựa vào dân số vàng, dòng vốn dồi dào và truyền thống văn hóa vốn có của nguồn nhân lực.

V. Khu công nghiệp Gia Bình II – Khu công nghiệp sinh thái thúc đẩy phát triển xu hướng kinh tế xanh tỉnh Bắc Ninh

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Sơ đồ Khu công nghiệp Gia Bình II.
Sơ đồ Khu công nghiệp Gia Bình II.

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Bắc Ninh: Đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Gia Bình II
Bắc Ninh: Đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Gia Bình II

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

   Trên đây là những thông tin tổng quan về “Bối cảnh quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *