Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, cả nước hiện có khoảng 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành. Trong đó, 397 khu công nghiệp được thành lập; 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87.100 ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58.700 ha; 106 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35.700 ha, diện tích đất công nghiệp khoảng 23.800 ha.
5 tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam, trong đó có 4 tỉnh và 1 thành phố, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam. Bắc Ninh là địa phương duy nhất tại miền Bắc lọt top trong bảng xếp hạng này. Bài viết này, KCN Gia Bình II sẽ khám phá những tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp nhất tại Việt Nam.
1.Bắc Ninh
Bản đồ tỉnh Bắc Ninh. Nguồn: KCN tổng hợp.
Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, với tổng diện tích 6.397,68ha. Trong đó có 10 khu đi vào hoạt động, diện tích trung bình một KCN là 399 ha. Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ, nhưng tổng diện tích các KCN cũng như quy mô trung bình 1 KCN đều ở mức cao, chỉ đứng sau Quảng Ninh và Hải Phòng (trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc). Các KCN của Bắc Ninh được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo sức hấp dẫn, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn đến từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ, đầu tư vào 16 ngành lĩnh vực. Trong đó chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (phần lớn là công nghiệp điện tử), với tổng số dự án đã thu hút được là 1.767 (trong nước là 563 dự án, FDI là 1.204 dự án). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 23,042 tỷ USD (trong nước là 66.783,07 tỷ đồng tương đương 3,113 tỷ USD; FDI là 19,929 tỷ USD), đưa Bắc Ninh vươn lên đứng thứ 7 cả nước về quy mô vốn đầu tư thu hút.
Một số khu công nghiệp lớn và nổi bật tại Bắc Ninh bao gồm:
Khu công nghiệp Gia Bình II
Sơ đồ Khu công nghiệp Gia Bình II. Nguồn: KCN Gia Bình II
Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha. Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…
Khu công nghiệp Gia Bình II có tổng diện tích quy hoạch 250 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.956,8 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch sử dụng đất và phân thành các chức năng bao gồm: Đất xây dựng nhà máy 167,23 ha (66,89%); đất giao thông 33,82 ha (13,53%); đất cây xanh 25,33 ha (10,13%); phần còn lại dành cho đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch, ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao.
Phối cảnh tại dự án Khu công nghiệp Gia Bình II. Nguồn: KCN Gia Bình II
Tại dự án, được đầu tư xây dựng hạ tầng với các hạng mục chính: Giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, gồm 02 mô-đun với công suất 3.500m3/ngày đêm.
Từ dự án Khu công nghiệp Gia Bình II, thuận tiện liên kết đến các khu vực tiện ích và vùng lân cận như: Cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách khu vực sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Khu công nghiệp Quế Võ 1
Hình ảnh khu công nghiệp Quế Võ 1. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp Quế Võ 1 là khu công nghiệp lớn và quan trọng bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh. Quy mô khu công nghiệp khoảng 611.6ha. Tính đến hiện tại khu công nghiệp này đã thu hút khoảng 80 dự án đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) với nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động tại đây như: Foxconn, Nippon Steel, Toyo Ink, Canon, …
Khu công nghiệp Tiên Sơn
Hình ảnh Khu công nghiệp Tiên Sơn. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp Tiên Sơn được thành lập ngày 18/12/1998 theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với diện tích tại thời điểm thành lập là 134,76 ha. Ngày 18/06/2003, Khu công nghiệp Tiên Sơn được đồng ý chủ trương mở rộng tại văn bản số 808/CP-CN của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, khu công nghiệp Tiên Sơn được mở rộng thêm khoảng 214,24 ha, nâng tổng diện tích quy hoạch của khu công nghiệp lên thành 349 ha. Sau đó, khu công nghiệp Tiên Sơn tiếp tục được điều chỉnh diện tích quy hoạch mở rộng dự kiến thêm 100 ha (lên thành 449 ha) tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/08/2006 và điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch xuống còn 402 ha (giảm 47 ha so với quy hoạch trước đó) tại văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam, Việt Nam; được biết đến là vị trí sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn và tiềm năng trên cả nước. Tương tự các thủ phủ công nghiệp tại Đông Nam Bộ, phần lớn các khu công nghiệp tại Đồng Nai đã đi vào hoạt động gần hết công suất với tỷ lệ phủ lấp đầy khá cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đạt chuẩn chất lượng và được xây dựng phù hợp với xu hướng công nghiệp kết hợp công nghệ cao cũng đã được hoàn thiện từ sớm.
Đồng Nai có mạng lưới giao thông kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trên cả nước, bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 51, đường sắt Bắc – Nam, cảng Sài Gòn, Gò Dầu A, v.v. Trong thời gian tới, khi Sân bay Quốc tế Long Thành chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động, đây sẽ là bước phát triển vượt trội khiến Đồng Nai trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc nội, quốc tế với hệ thống giao thông ngày càng một hoàn thiện.
Hiện nay, Đồng Nai có tổng cộng 32 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 10,000 ha. Các khu công nghiệp tại Đồng Nai đóng vai trò quan trọng, then chốt trong các hoạt động sản xuất tại khu vực này.
Các khu công nghiệp tại Đồng Nai thu hút chủ yếu các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, chế tạo, bao gồm:
- Sản xuất điện tử, điện lạnh, điện gia dụng
- Sản xuất dệt may, da giày
- Sản xuất thực phẩm, đồ uống
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất cơ khí, kim loại
Một số khu công nghiệp lớn và nổi bật tại Đồng Nai bao gồm:
Khu công nghiệp Ông Kèo
Khu công nghiệp Ông Kèo. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp (KCN) Ông Kèo đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 tại quyết định số 2557/QĐ-UBND ngày 10/7/2007 với tổng diện tích 823,45 ha trong đó diện tích đất KCN là 823,45ha và 32,15ha diện tích đất đường liên Cảng 61m. Lợi thế đặc biệt của KCN là tiếp giáp với sông Lòng Tàu và đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quy hoạch chi tiết các khu bến cảng chuyên dùng tiếp nhận tàu có tải trọng tư 10.000 tấn đến 30.000 tấn và bến cảng tổng hợp cho tàu có tải trọng đến 30.000 tấn và được quy hoạch diện tích đất dành cho thuê là 535,3ha chiếm 65% diện tích đất KCN Ông Kèo.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 là một khu công nghiệp quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Với tổng diện tích 697,49 ha, Nhơn Trạch 3 là một khu công nghiệp đa dạng dành nghề, ví dụ như may mặc, sản xuất thủy tinh, kỹ thuật máy móc, điện tử, thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dịch vụ ngân hàng. Khu công nghiệp tọa lạc gần những trung tâm kinh tế quan trọng ở phía Nam Việt Nam và được trang bị với hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, nước.
3. Bình Dương
Bản đồ phân bố KCN tại Bình Dương. Nguồn: KCN tổng hợp.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh có 34 khu công nghiệp đã được phê duyệt, với tổng diện tích quy hoạch 14.790 ha. Đến nay, tỉnh đã thành lập 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch trên 12.662 ha. Trong đó, có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 10.962 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 87,4%. Ngoài một số khu công nghiệp đã được lấp đầy 100% diện tích, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.
Một số khu công nghiệp lớn và nổi bật tại Bình Dương bao gồm:
Khu công nghiệp Vsip 1
Khu công nghiệp VSIP 1. Nguồn: KCN tổng hợp.
Với hệ thống khu công nghiệp uy tín trải dài từ Bắc vào Nam, khu công nghiệp Vsip 1 có sức hấp dẫn tuyệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vsip 1 có tổng diện tích 500 ha được xây dựng theo hướng khu công nghiệp hiện đại kiểu mẫu xanh – sạch – đẹp.
3. TP. Hồ Chí Minh
Đến nay, TPHồ Chí Minh có 3 KCX và 14 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.811,71 ha, đạt 64% diện tích quy hoạch của 23 KCX, KCN Thành phố, tỉ lệ lấp đầy đạt 77%.
Theo báo cáo, lũy kế đến tháng 9 năm 2022, các KCX, KCN TPHồ Chí Minh đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,33 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 45%. Bình quân hằng năm, các KCX, KCN Thành phố thu hút hơn 260 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 58% vốn đầu tư nước ngoài của Thành phố trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Một số khu công nghiệp lớn và nổi bật tại TP Hồ Chí Minh bao gồm:
Khu công nghiệp Hiệp Phước
Khu công nghiệp Hiệp Phước. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp Hiệp Phước có tổng diện tích quy hoạch dự kiến của Khu công nghiệp Hiệp Phước là 1.686 ha, triển khai theo ba giai đoạn. Hiện tại khu công nghiệp này đã qua 2 giai đoạn với tổng diện tích hiện tại là 1.686 ha. Hiện tại Khu công nghiệp Hiệp Phước là Khu công nghiệp lớn nhất TP.Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí đắc địa và rất thuận lợi, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 10km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 21km, tại đây còn có ba cảng biển quốc tế lớn: Cảng Container Quốc tế Trung tâm Sài Gòn, cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Nguồn: KCN tổng hợp.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là khu công nghiệp tập trung của TP.Hồ Chí Minh. Với tổng diện tích dự án khoảng 100ha m2. Các hoạt động chủ yếu tại khu công nghiệp này bao gồm: Cho thuê đất xây dựng nhà xưởng, chuyển giao quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, y tế,…
5.Long An
Các khu công nghiệp (KCN) tại Long An đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng thu hút đầu tư; trở thành hạt nhân và động lực tạo ra đột phá trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay, tổng diện tích được quy hoạch để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 15.000ha với 37 khu công nghiệp (KCN) và 59 cụm công nghiệp (CCN) được phê duyệt. Theo định hướng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh có 51 KCN với tổng diện tích 12.433ha; tỉnh cũng quy hoạch mới 28 CCN, tổng số CCN là 72, tổng diện tích 3.989ha.
Một số khu công nghiệp lớn và nổi bật tại Long An bao gồm:
Khu công nghiệp Tân Đức
Dự án KCN Tân Đức được thành lập vào năm 2004, phát triển qua 2 giai đoạn với tổng diện tích quy hoạch là 546 ha. Khu công nghiệp này thu hút những ngành nghề như: dệt nhuộm, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cơ khí, giấy, hàng tiêu dùng…
Tính đến nay, KCN Tân Đức đã thu hút được 134 nhà đầu tư, trong đó có 58 nhà đầu nước ngoài và 76 nhà đầu tư trong nước. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp giai đoạn 1 là 90% và giai đoạn 2 là 20%.
Khu công nghiệp Phú An Thạnh
Khu công nghiệp Phú An Thạnh. Nguồn: KCN tổng hợp.
Dự án KCN Phú An Thạnh được thành lập từ năm 2007. Hiện nay, khu công nghiệp đã đi vào vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 75% diện tích toàn khu công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong KCN Phú An Thạnh chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực như: may mặc, xi mạ, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, dược phẩm, các ngành điện tử…
KCN Phú An Thạnh nằm trên đường tỉnh lộ 830 (vành đai 4) kết nối với quốc lộ 1A, cách nút giao thông đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương chỉ 3km, cách cảng Sài Gòn 30km, cảng Hiệp Phước 35km, sân bay Tân Sơn Nhất 37km. Có thể thấy, KCN Phú An Thạnh sở hữu vị trí rất thuận lợi trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa.
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: manngoctrieutien@gmail.com
► Website: https://hanaka.com.vn/index.html
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh