Quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, các dự án phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bài viết này sẽ đi sâu vào quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về những cơ hội và thách thức khi tham gia vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiêu chí xác định dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao

1. Dự án được xác định là dự án ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

a)2 Công nghệ được ứng dụng trong dự án thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án ứng dụng công nghệ cao phải thuộc một trong các trường hợp sau:

– Sử dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ cao để đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm góp phần hiện đại hóa hoặc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới tại Việt Nam;

– Sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao nhằm hoàn thiện công nghệ;

– Làm chủ, thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện thực tế Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu.

c)3 Nhân lực tham gia hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của dự án thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên và tổng số lao động của dự án từ 3.000 người trở lên thì số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên tổng số lao động của dự án phải đạt ít nhất 1%.

– Trường hợp 2: Dự án không thuộc trường hợp 1 có quy mô vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên và tổng số lao động của dự án từ 200 người trở lên thì số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên tổng số lao động của dự án phải đạt ít nhất 2,5%.

– Trường hợp 3: Dự án không thuộc trường hợp 1 và 2 thì số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm trên tổng số lao động của dự án phải đạt ít nhất 5%.

Số lao động có trình độ cao đẳng theo quy định tại điểm này không vượt quá 30% tổng số lao động trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm;

d)4 Chi phí hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của dự án thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên và tổng số lao động của dự án từ 3.000 người trở lên thì chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm hằng năm phải đạt ít nhất 0,5% của phần giá trị gia tăng tạo ra của dự án tại Việt Nam.

– Trường hợp 2: Dự án không thuộc trường hợp 1 có quy mô vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên và tổng số lao động của dự án từ 200 người trở lên thì chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm hằng năm phải đạt ít nhất 1% của phần giá trị gia tăng tạo ra của dự án tại Việt Nam.

– Trường hợp 3: Dự án không thuộc trường hợp 1 và 2 thì chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm hàng năm phải đạt ít nhất 2% của phần giá trị gia tăng tạo ra của dự án tại Việt Nam.

Giá trị gia tăng tạo ra của dự án tại Việt Nam theo quy định tại điểm này được tính bằng tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào là nguyên liệu sản xuất nhập khẩu, mua nội địa.

Nội dung chi phí cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hằng năm của dự án theo quy định tại điểm này:

– Chi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho nghiên cứu (khấu hao hàng năm) bao gồm: chi xây lắp cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm; chi mua sắm trang thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm; chi mua sản phẩm mẫu, chi mua phần mềm, tài liệu, dữ liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu.

– Chi cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thường xuyên hằng năm bao gồm: tiền lương và các khoản có tính chất giống lương (thường, phụ cấp, khoán chi phí đi lại, công tác phí) cho nhân lực quy định tại điểm c Khoản này và nhân lực phục vụ nghiên cứu; chi thù lao cho chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá kết quả nghiên cứu; chi hội thảo, hội nghị khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu; chi thuê cơ sở phục vụ cho nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm; chi phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; các khoản chi thường xuyên khác (chi mua dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, vật dụng bảo hộ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho nghiên cứu).

đ)5 Hệ thống quản lý chất lượng của dự án đạt một trong số các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, HACCP, CMM, GMP hoặc chứng chỉ, chứng nhận có giá trị tương đương (tùy theo đặc thù dự án ứng dụng công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế);

e)6 Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

Khuyến khích dự án áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, về tiết kiệm năng lượng như: ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương; ISO 50001 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Tiêu chí xác định dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao

– Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Hiện hành quy định: sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010).

– Sản phẩm được tạo ra từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu.

– Hệ thống quản lý chất lượng của dự án đạt một trong số các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, HACCP, CMM, GMP hoặc chứng chỉ, chứng nhận có giá trị tương đương (tùy theo đặc thù dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế).

(Hiện hành quy định Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, CMM hoặc GMP).

– Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

Sớm xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao
Sớm xây dựng phương án hỗ trợ đầu tư công nghệ cao

Khuyến khích dự án áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, về tiết kiệm năng lượng như: ISO 14000 hoặc tiêu chuẩn tương đương; ISO 50001 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận

  1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Giám đốc Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ10 có quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
  2. a) Thành phần Tổ chuyên gia thẩm định hồ sơ có từ 5 đến 7 thành viên, gồm: Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ11, Thư ký Tổ chuyên gia thẩm định là cán bộ Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ12, đại diện một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực cần thẩm định;
  3. b) Họp thẩm định hồ sơ

– Thư ký Tổ chuyên gia thẩm định cung cấp tài liệu có liên quan cho Tổ chuyên gia thẩm định trước khi họp thẩm định hồ sơ ít nhất 05 ngày làm việc;

– Phiên họp của Tổ chuyên gia thẩm định được tiến hành trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập và phải có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên Tổ thẩm định. Tổ chuyên gia thẩm định hoạt động theo nguyên tắc tập thể, bỏ phiếu kín về việc đồng ý hay không đồng ý cấp Giấy chứng nhận và kết quả theo đa số khi có ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt đồng ý.

  1. c) Trên cơ sở kết luận của Tổ chuyên gia thẩm định, Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoàn thiện13 hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
  2. Đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận có tính phức tạp và quy mô lớn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ14 đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ:
  3. a) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (sau đây gọi là Hội đồng) trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ15;
  4. b) Hội đồng gồm từ 9 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng. Hội đồng có 02 ủy viên phản biện là các thành viên Hội đồng am hiểu sâu lĩnh vực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Thành phần của Hội đồng gồm: 1/2 là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu lĩnh vực công nghệ cao được giao tư vấn và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong lĩnh vực công nghệ cao được giao tư vấn; 1/2 là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách, Bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp. Các cá nhân có liên quan đến tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận không được tham gia Hội đồng;
  5. c) Hội đồng hoạt động theo các quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Giám đốc Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ16 trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định;
  6. d) Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ17 chủ trì tổ chức phiên họp thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Các thành viên Hội đồng thực hiện đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng theo các quy định của Thông tư này và các văn bản liên quan. Hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

đ) Trên cơ sở kết luận của Hội đồng, Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ18 hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

  1. Thông tin về tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận được đăng tải trên Website của Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ19.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Điểm tin tuần Khu công nghiệp Gia Bình II tuần 1/T8 2024: Lễ động thổ và khánh thành Nhà máy xử lí nước thải” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái, #GiaBinhII, #Industrialpark, #RealEstate, #BacNinh, #Eco-Industrialpark, #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *