Hạ tầng cụm công nghiệp

Các cụm công nghiệp do Ban quản lý Cụm công nghiệp thuộc UBND cấp huyện làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (nay đã giải thể)

Bản đồ quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 2021 – 2030. (Nguồn: Sở KHĐT tỉnh Bắc Ninh).

Tổng số 09 CCN với diện tích là 324,87 ha. Trong đó:

  • – CNN Hạp Lĩnh (phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh): Diện tích 72,05 ha;CCN Hạp Lĩnh là CCN đa ngành, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm công nghệ cao, hàng gia công, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. Hiện có 23 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất. Hiện đã lấp đầy 100%.
  •   CCN Võ Cường (phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh): Diện tích 8 ha; Đã xây dựng xong các hạng mục công trình theo Quy hoạch được duyệt. Hiện có 15 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất với diện tích 3,56 ha. Hiện đã lấp đầy 100%.
  •   CCN Khắc Niệm (thành phố Bắc Ninh): Diện tích 61,87 ha. Đến nay, CCNKhắc Niệm chưa có Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ CCN; Đã có 03 tuyển đường được đầu tư xây dựng (01 tuyến dải áp phan, 01 tuyến bê tông và 01 tuyến dải cấp phối), kinh phí do các doanh nghiệp đầu tư đóng góp. Hiện nay có 17 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cho thuê đất với diện tích 14,68 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 34,5%.
  •   CCN Dốc Sặt (thành phố Từ Sơn): Diện tích 9,25 ha; Có 25 doanh nghiệp thuê đất. Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là đồ gỗ, nguyên liệu gỗ, thiết bị điện, giấy các loại. Hiện đã lấp đầy 100%.
  •   CCN Thanh Khương (xã Thanh Khương, thị xã Thuận Thành): Diện tích 11,39 ha. Đến nay có 09 doanh nghiệp vào đầu tư. Hiện đã lấp đầy 100%.
  •   CCN Xuân Lâm (xã Xuân Lâm, thị xã Thuận Thành): Diện tích 49,4 ha; Đến nay đã có 18 doanh nghiệp vào đầu tư. Hiện đã lấp đầy 100%.
  •   CCN nhỏ và vừa Hà Mãn – Trí Quả (xã Hà Mãn, Trí Quả, thị xã ThuậnThành): Diện tích 75 ha.; được phê duyệt quy hoạch với điện tính 87,93 ha. Tuy nhiên, theo quy định về quản lý, phát triển CCN, diện tích CCN không quá 75ha. Do vậy, diện tích CCN Hà Mãn – Trí Quả phải được điều chỉnh còn 75 ha. Hiện đã có 19 doanh nghiệp vào đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 80%.
  •   CCN Phú Lâm (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du): Diện tích 26,74 ha, diện tích sau mở rộng là 31,74 ha; CCN Phú Lâm không có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật nên việc xây dựng hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng ít được coi trọng và thực hiện đồng bộ nên hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Hiện tại CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, một số hộ tự lấn chiếm đất đai mở rộng sản xuất, sử dụng đất ngoài CCN. Hiện tại đã lấp đầy 100% diện tích trước mở rộng.
  •   CCN Táo Đôi (Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài): Diện tích 11,17 ha. Hiện đã có 2 doanh nghiệp thuê lại đất và đang hoạt động. CCN chưa triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung và xử lý nước thải

2.1.3. Các CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Tổng số 19 CCN với tổng diện tích là 701,66 ha, trong đó có 09 CCN đi vào hoạt động và thu hút doanh nghiệp thứ cấp vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

  •   CCN sản xuất thép Châu Khê mở rộng (thành phố Từ Sơn): Diện tích 9,25 ha. Hiện nay, đã xây dựng cơ bản xong hạ tầng kỹ thuật, hiện chưa triền khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung.
  •   CCN sản xuất giấy cao cấp Phong Khê (thành phố Bắc Ninh): Diện tích 27 ha. Hiện nay, hệ thống thu gom và thoát nước, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thông thu gom rác thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư.
  •   CCN làng nghề sản xuất đồ gỗ công nghệ cao Tam Sơn (thành phố Từ Sơn):

Diện tích 13,49 ha. Hiện nay, đã xây dựng cơ bản xong hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, điện,… Tuy nhiên chưa triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung và xử lý nước thải.

– CCN nhỏ và vừa Đa Hội (thành phố Từ Sơn): Diện tích 34,41 ha. Hiện nay,

CCN đã xây dựng cơ bản xong hạ tầng kỹ thuật gồm: tòa nhà điều hành, đường giao thông, điện, thoát nước… và cho 50 đơn vị thuê lại đất; chưa triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải tập trung và xử lý nước thải.

2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN đã đầu tư xây dựng

Đến tháng 12 năm 2020 có hơn 800 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh vào các CCN, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương; giải quyết việc làm cho người lao động; sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Các Dự án đều có công nghệ tiên tiến, đủ sức cạnh tranh thị trường; tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và khu dân cư bước đầu được cải thiện.

Các doanh nghiệp trong cụm sản xuất ổn định, thu hút khoảng 50.000 lao động, chủ yếu là người địa phương. Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của các CCN là 12,4%/năm, đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 9,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Khả năng đáp ứng về môi trường

Công tác quy hoạch phát triển các CCN thời kỳ đầu còn nóng vội, dàn trải, chưa có tầm nhìn về phát triển kinh tế xã hội và đô thị chung của tỉnh nên nhiều CCN chưa thực sự phù hợp, nhiều cụm hiện đang nằm trong khu vực đô thị phát triển (như ở TP. Bắc Ninh, TP. Từ Sơn) dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý, phát triển các CCN do:

Công trình hạ tầng trong cụm thiếu đồng bộ, các công trình xử lý ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp hầu như không có, nước thải công nghiệp sau khi đã được xử lý cục bộ tại các nhà máy và nước mưa được thu gom vào hệ thống mương rãnh dọc theo các tuyển đường trong cụm và được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc cho chảy tràn tự nhiên nên mục tiêu giảm thiêu ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp chưa đạt được. Trong số 23 CCN đã đi vào hoạt động, chỉ có 6 CCN đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Do đó, tỉnh đã đưa ra một số chủ trương, giải pháp về vấn đề môi trường như:

– Xây dựng cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN (hoặc vận dụng nội dung trong Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 14/01/2020) để xử lý vấn đề môi trường

CCN. Yêu cầu các đơn vị thứ cấp hoạt động trong CCN chưa có nhà máy xử lý tập trung phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường,

Kế hoạch bảo vệ môi trường, đảm bảo đạt tiêu chuẩn để xả thải theo quy định thì mới được phép hoạt động. Đối với các CCN mới thành lập do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, yêu cầu hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật CCN, đặc biệt là phải có khu xử lý nước thải, chất thải đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường mới được cho nhà đầu tư thứ cấp vào thuê đất thực hiện dự án.

– Hạn chế tiến đến dừng việc cấp giấy phép mới các dự án sản xuất nguyên vật liệu phát thải gây ô nhiễm môi trường cao như: phôi thép, nguyên liệu tái chế giấy, nguyên liệu có nguồn gốc vật liệu gây ô nhiễm, sơ chế nguyên liệu tái chế tập trung.

Các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trước khi thuê đất trong CCN phải được các Sở quản lý chuyên ngành thẩm định chặt chẽ từ dây chuyền công nghệ máy móc thiết bị sản xuất, phương án bảo vệ môi trường và phải có chế tài xử lý kịp thời khi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Ngày 10/08/2020, Khu công nghiệp Gia Bình II được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 353/QĐ-UBND. Theo đó, Khu công nghiệp Gia Bình II có quy mô được phê duyệt quy hoạch là 261,84 ha, bao gồm 250 ha diện tích khu công nghiệp và 11,84 ha là điện tích hoàn trả kênh mương thủy lợi và xây dựng đường giao thông đối ngoại.

Ngày 12/03/2021, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 347/QĐ-TTg với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.956,8 tỷ đồng.

Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2021-2071). Ngày 12/04/2021, Khu công nghiệp Gia Bình II chính thức được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 09/07/2023, tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:
   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Hạ tầng cụm công nghiệp” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

   

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *