Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…
Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương.
I. Hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải
-
Hạ tầng giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông gồm
- Đường bộ
STT | Loại đường | Chiều dài (km) | Tỷ lệ (%) |
1 | Cao tốc | 27,36 | 0,68 |
2 | Quốc lộ | 87,33 | 2,18 |
3 | Đường tỉnh | 265,92 | 6,62 |
4 | Đường huyện | 308,93 | 7,7 |
5 | Đường đô thị | 324,83 | 8,09 |
6 | GTNT | 3.000[1] | 74,7 |
Tổng cộng | 4.014,37 | 100.00 |
Nguồn: Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh
- Đường cao tốc: 2 tuyến cao tốc qua tỉnh
+ Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (toàn tuyến dài 167 km; Điểm đầu: CK Hữu Nghị (Lạng Sơn); Điểm cuối: Pháp Vân (Hà Nội); đoạn đi qua địa bàn Bắc Ninh dài 19,98 km (Điểm đầu: xã Phù Chẩn (TP. Từ Sơn); Điểm cuối: cầu Như Nguyệt, thành phố Bắc Ninh); quy mô 4 làn xe).
+ Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (toàn tuyến dài 66 km; Điểm đầu tại Nội Bài (Hà Nội); Điểm cuối tại TP Thái Nguyên; đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 7,38 km; Điểm đầu: xã Văn Môn, H. Yên Phong; Điểm cuối: xã Tam Giang, H. Yên Phong; quy mô 4 làn xe).
- Giao thông đối nội: : 14 tuyến đường tỉnh hiện có (cải tạo nâng cấp), chiều dài 265,92 km và 04 tuyến đang tích cực triển khai ĐTXD. Hiện trạng mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa. Cơ bản đạt quy mô đường cấp IV trở lên
Hệ thống đường huyện và đô thị
Hệ thống đường giao thông nông thôn
Hệ thống đường chuyên dùng
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn qua địa bàn Bắc Ninh dài 20,085 Km, (từ Km13+ 615 đến Km33+700), qua thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Trên đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Bắc Ninh hiện tại có 35 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có 19 đường ngang hợp pháp và 16 lối đi tự mở.
- Đường hàng không: Trên địa bàn tỉnh không có cảng hàng không. Sân bay quốc tế Nội Bài cách thành phố Bắc Ninh 31 km theo QL.18 và cách thành phố Từ Sơn: 25km.
- Đường thuỷ: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 – 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
2. Hiện trạng vận tải
Hiện nay, trên địa bàn có khoảng 1.330 đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn, chủ yếu là doanh nghiệp (32,3%) và hộ cá thể (66,9%).
Tổng số phương tiện kinh doanh vận tải đang hoạt động là 6.351 xe, trong đó xe khách (xe buýt, xe hợp đồng và xe chạy tuyến cố định) là 962 xe; taxi là 4.100 xe và xe vận tải hàng hóa (container, xe đầu kéo và xe tải) là 1.289 xe.
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tăng đều qua từng năm. Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, tổng doanh thu năm 2020 giảm 4,9% xuống còn 6,85 nghìn tỷ đồng; tuy nhiên tính chung giai đoạn 2011-2020 tăng 15,1%/năm, giai đoạn 2015-2020 tăng 8,7%.
- Vận tải hàng hoá
- Vận tải hành khách
3. Phân tích các mối liên kết vùng
- Vị thế của Tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh phát triển vùng
Bắc Ninh nằm ở vị trí trung tâm của Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điểm giao thoa của các hành lang phát triển dọc Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 2, Quốc lộ 18… tạo lợi thế cho hoạt động thương mại truyền thống và thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn và chịu tác động của bối cảnh phát triển vùng.
- Phân tích các mối liên kết vùng
+ Mối liên kết Hà Nội – Bắc Ninh
Với vị trí nằm kế cận trung tâm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh và Hà Nội có mối liên hệ đặc biệt, toàn diện trên hầu hết các hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội và hạ tầng. Trong đó, hoạt động kinh tế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tương đối mật thiết.
+ Hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh – Hải Phòng
Hành lang kinh tế được hình thành trên nền tảng hành lang kinh tế xuyên Á với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đã cơ bản hình thành như đường cao tốc, sân bay quốc tế, cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc …, đây là lợi thế cho Bắc Ninh thu hút được nguồn lực đầu tư FDI rất lớn trong giai đoạn vừa qua.
+ Liên kết với các địa phương kế cận
Vùng thủ đô Hà Nội đang từng bước phát triển để trở thành vùng đô thị lớn, các địa phương trong vùng có cơ hội và đang chuyển mình trở thành các trung tâm chuyên ngành, hỗ trợ phát triển cho đô thị Trung tâm Hà Nội.
4. Đánh giá
– Hệ thống giao thông tỉnh Bắc Ninh được xây dựng khá đồng bộ, bao phủ tới tất cả các địa phương trong toàn tỉnh, tương đối thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 4.014,37 km đường bộ (tính đến hết năm 2021 là 6.288,24), mật độ giao thông đường bộ toàn tỉnh đạt 6,452 km/km2, tương đối cao so với các tỉnh lân cận (Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương…). Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ chạy qua, các tuyến này cơ bản đã và đang được đầu tư xây dựng, duy tu, cải tạo với chất lượng tương đối tốt, qua đó phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, cũng như nhu cầu đi lại của nhân dân. So với các tỉnh lân cận, chất lượng mặt đường của tỉnh Bắc Ninh tương đối cao.
TT | Tên tỉnh | Quốc lộ | Đường tỉnh | ||
Mật độ km/100 km2 | Mật độ km/1.000 dân | Mật độ km/100 km2 | Mật độ km/1.000 dân | ||
1 | Cả nước | 5.74 | 0.22 | 7.23 | 0.27 |
2 | TTMN Phía Bắc | 4.32 | 0.36 | 7.16 | 0.60 |
3 | Bắc Giang | 7,46 | 0,16 | 10,40 | 0,22 |
4 | Hải Dương | 8,57 | 0,08 | 22,84 | 0,20 |
5 | Lạng Sơn | 6,67 | 0,71 | 11,37 | 1,21 |
6 | Quảng Ninh | 7,77 | 0,36 | 5,65 | 0,26 |
7 | Bắc Ninh | 13,38 | 0,08 | 31,63 | 0,19 |
8 | Thái Nguyên | 5,03 | 0,14 | 8,23 | 0,23 |
5. Tình hình đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Trong giai đoạn 2016-2020, nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, thời gian như: Dự án cầu Bình Than; Dự án đường tỉnh 280 đoạn Đông Bình – Thứa KCN Lâm Bình; Dự án đường tỉnh 280 đoạn An Quang – Đông Bình; Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa QL18 với KCN Yên Phong….
II. Hiện trạng thuỷ lợi và hạ tầng cấp nước
-
Hiện trạng thuỷ lợi
- Hiện trạng công trình và tưới tiêu
- Hiện trạng ngập úng do mưa
- Hiện trạng quản lý khai thác
Quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 Ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Công trình thủy lợi nội đồng (đối với kênh tưới và tưới tiêu kết hợp từ sau cống đầu kênh đến khu vực tưới, tiêu có diện tích thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 50 ha phân cấp; Đối với kênh tiêu, hệ thống kênh tiêu từ khu vực tiêu đến trước đầu cống cuối kênh có diện tích tiêu thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 150 ha) giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, chủ quản lý là Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế
- Tình hình thực hiện quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2011-2020
Quy hoạch phát triển thuỷ lợi tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại quyết định số 176/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009. Mục tiêu chung của quy hoạch là Xây dựng Quy hoạch phát triển thuỷ lợi để phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống thuỷ lợi hiện có theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn.
2. Hiện trạng hạ tầng cấp nước
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 52 nhà máy nước (trong đó 16 NMN đô thi và KCN, 36 trạm cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn) với tổng công suất theo thiết kế 313.100 m3/ngày đêm. Tổng công suất thực tế đạt 254.840 m3/ngày đêm, trong đó khu vực đô thị là 152.000 m3/ngày đêm, khu vực nông thôn 102.840 m3/ngày đêm.
Hệ thống công trình đầu mối cấp nước với nguồn nước khai thác sử dụng chủ yếu là nguồn nước sông Đuống, sông Thái Bình và một phần từ sông Cầu, nước ngầm khai thác quy mô nhỏ. Các nhà máy nước khai thác nguồn nước mặt chiếm tỷ lệ 71%, khai thác nguồn nước ngầm chiếm tỷ lệ 29%. Tỷ lệ khai thác nước ngầm sẽ tiếp tục giảm trong tương lai do chủ trương thực hiện lộ trình chuyển đổi các trạm sử dụng nguồn nước ngầm sang đấu nối vào nguồn nước tại các nhà máy cấp nước mặt công suất lớn.
III. Hiện trạng hạ tầng điện
-
Nguồn và trung tâm cấp điện
Tỉnh Bắc Ninh hiện tại không có nguồn phát điện nên nguồn cấp chủ yếu từ các TBA 220kV trên địa bàn.
Lưới điện tỉnh Bắc Ninh hiện được liên kết với tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương và TP Hà Nội. Cụ thể, liên kết với tỉnh Bắc Giang: Thông qua 02 đường dây 220kV, 05 đường dây 110kV; với tỉnh Hải Dương: Thông qua 01 đường dây 220kV, 02 đường dây 110kV; với tỉnh Hưng Yên: Thông qua 01 đường dây 220kV; với Thành phố Hà Nội: Thông qua 02 đường dây 220kV, 03 đường dây 110kV.
– Do hệ thống lưới điện phân phối tỉnh Bắc Ninh đã phát triển đến 100% số xã, phường… đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân nên trên địa bàn không có nguồn điện độc lập;
– Các dự án nguồn từ hệ thống mạng điện mặt trời tư nhân đã có một số dự án nhỏ hoạt động tốt, cung cấp điện cho các phụ tải chiếu sáng và phụ tải dân dụng;
– Một số các dự án đốt rác phát điện đã có kế hoạch triển khai nhưng thực chất chưa đi vào hoạt động, cụ thể như sau:
Bảng 54. Thống kê các dự án nguồn đốt rác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
STT | Tên Nhà máy | Địa điểm | Công suất
(MW) |
Điện áp phát
lên lưới (kV) |
Ghi chú |
1 | Nhà máy điện rác
Bắc Ninh |
Huyện
Quế Võ |
06 | 35 | Đang
thi công |
2 | Nhà máy điện rác
Quế Võ |
Huyện
Quế Võ |
11 | 22 | Chưa
triển khai |
3 | Nhà máy điện rác
Lương Tài |
Huyện
Lương Tài |
06 | 22 | Đang
thi công |
4 | Nhà máy điện rác
Ngũ Thái |
Huyện
Thuận Thành |
13,5 | 22 | Chưa
triển khai |
2. Lưới điện
- Thống kê các tuyến đường dây trung áp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
TT | Chủng loại | Tài sản Điện lực (km) | Tài sản Khách hàng (km) | Tổng cộng
(km) |
||
Đường
dây không |
Cáp
ngầm |
Đường
dây không |
Cáp
ngầm |
|||
1 | Đường dây 35kV | 714,54 | 156,40 | 107,33 | 58,03 | 1036,3 |
2 | Đường dây 22kV | 836,19 | 181,34 | 132,12 | 80,37 | 1230,02 |
3 | Đường dây 6kV | 0,79 | – | – | – | 0,79 |
Tổng | 1.550,40 | 337,74 | 239,45 | 138,4 | 2.266,32 |
- Thống kê các tuyến đường dây hạ áp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
TT | Chủng loại | Tài sản
ngành điện (km) |
Tài sản
khách hàng (km) |
Tổng cộng
(km) |
1 | Đường dây trên không | 3.890,46 | 3,78 | 3.894,24 |
2 | Cáp ngầm | 168,28 | 14,20 | 182,49 |
Tổng | 4.058,75 | 17,98 | 4.076,73 |
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 tăng bình quân 15,87%/năm, cao hơn dự báo nhu cầu điện toàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 theo Quy hoạch đã duyệt giai đoạn trước là 12,9%/năm. Ngoài ra nguyên nhân cơ bản của việc giảm tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm còn do yếu tố khách quan bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 diễn ra tử đầu năm 2020 và trải dài đến gần hết năm 2021; Việc các Nhà máy, Xí nghiệp, các KCN trên địa bàn phải tạm ngừng sản xuất, các dự án phát triển KCN, CCN dừng triển khai nên nhu cầu tiêu thụ điện năng giảm mạnh.
IV. Hiện trạng hạ tầng thông tin và truyền thông
-
Hiện trạng hạ tầng bưu chính
Đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát, với 219 điểm phục vụ: với 77 Bưu cục, 99 Điểm Bưu điện – Văn hóa xã, 43 loại hình điểm phục vụ khác (bán kính bình quân 1,09 km/1 điểm phục vụ so mức bình quân cả nước 2,9 km/1 điểm phục vụ); số dân được phục vụ là 6.859 người/1 điểm phục vụ (mức bình quân của cả nước, 6.295 người/điểm phục vụ). Số điểm cung cấp dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng bưu chính công cộng: 01 điểm tại Trung tâm tỉnh, 08 điểm tại Trung tâm cấp huyện, 01 điểm Bưu cục cấp III và 34 điểm tại Bưu điện – Văn hóa xã. Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ đạt 100%. Tỷ lệ điểm phục vụ bưu chính có kết nối Internet đạt 95%
2. Hiện trạng hạ tầng viễn thông
Giai đoạn 2010 – 2020 hạ tầng mạng thông tin di động đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phát triển từ 3 mạng thông tin di động năm 2010 lên 5 mạng thông tin di động bao gồm Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnam Mobile và Gmobile với tổng số 892 vị trí BTS năm 2010 lên 1.310 vị trí. Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng, phát triển theo 3 công nghệ chính: 2G, 3G và 4G. Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông đã lắp đặt và đưa vào sử dụng trên 2.300 trạm thu phát sóng thông tin di động (bình quân 1 vị trí cột có 1,7 trạm được lắp đặt và sử dụng).
3. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin
– Mạng wifi công cộng
Tỉnh đã lắp đặt hệ hống wifi công cộng phục vụ nhu cầu trùy cập internet người dân và du khách khi đến tỉnh làm việc. Trên địa bà tỉnh đã triển khai lắp đặt 60 điểm wifi công cộng tại 8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
– Hệ thống hội nghị truyền hình
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến triển khai từ cấp tỉnh tới cấp xã với 160 điểm cầu được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; phục vụ đắc lực, có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
– Hệ thống camera giám sát
Dự án thí điểm triển khai camera giám sát trên địa bàn thành phố Bắc Ninh với gần 300 camera đã được lắp đặt tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng đã giúp điều tra nhanh và xử lý các vụ việc nhất là về an ninh trật tự, an toàn giao thông.
– Mạng truyền số liệu chuyên dùng
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh đã được triển khai, kết nối 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống mạng số liệu chuyên dùng đã kến nối 177: 100% cơ quan, đơn vị là các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và 126 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh đã kết nối với Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, vận hành.
4. Hạ tầng báo chí truyền thông
Đến nay, mạng lưới cơ quan báo chí của tỉnh Bắc Ninh hiện có 03 cơ quan báo chí gồm: Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh và Tạp chí người Kinh Bắc luôn bám sát chủ trương đường lối của Đảng, định hướng tuyên truyền của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản ánh kịp thời hoạt động diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại diễn ra trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bản tỉnh hiện có có 14 cơ quan báo chí Trung ương có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, phóng viên theo dõi địa bàn với tổng số 22 phóng viên. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh cung cấp 01 kênh phát thanh (Phát sóng số mặt đất với công suất lớn nhất là 10KW; phát sóng vệ tinh vinasat; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đến 100% số hộ dân trong toàn tỉnh), 01 kênh truyền hình (Phát sóng phát thanh với công suất lớn nhất là 0,3KW với hệ thống cột ăng ten phát sóng tự đứng cao trên 100m. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100% số hộ dân cư trên địa bàn tỉnh). Về thời lượng phát sóng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh duy trì sản xuất phát sóng 16,5 giờ phát thanh/ngày; 24 giờ truyền hình/ngày. Tính đến năm 2020, nguồn nhân lực phát thanh truyền hình
V. Kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai và thuỷ lợi
Hệ thống đê điều của tỉnh Bắc Ninh gồm 195,36 km đê, 96 cống và 40 kè hộ bờ và chống sóng. Trong đó:
– Tuyến đê cấp I ¸ III bao gồm tuyến tả, hữu Đuống, hữu Thái Bình, hữu Cầu và hữu Cà Lồ với 139,12 km đê, 59 cống qua đê và 34 kè.
+ Tuyến đê hữu Đuống từ Km21+600 -:- Km59+600 dài 38,0 km;
+ Tuyến đê hữu Thái Bình từ Km0+000 -:- Km9+680 dài 9,68 km;
+ Tuyến đê tả Đuống từ Km22+300 -:- Km54+000 dài 31,70 km;
+ Tuyến đê hữu Cầu từ Km28+860 -:- Km82+350 dài 53,49 km;
+ Tuyến đê hữu Cà Lồ từ Km8+100 -:- Km14+350 dài 6,25 km.
– Tuyến đê dưới cấp III bao gồm các tuyến đê bối: Thị trấn Hồ, Hoài Thượng, Mão Điền, Song Giang, Giang Sơn (hữu Đuống), Cảnh Hưng, Đào Viên (tả Đuống), Quả Cảm, Đẩu Hàn, Ba Xã (hữu Cầu) với 56,24 km đê, 37 cống qua đê và 6 kè.
————————–
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật – Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
———————
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh