Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…
I. Quan điểm phát triển
(1) Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của cả nước, quy Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Thủ Đô, các quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(2) Phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên cơ sở nâng cao hiệu quả cải cách thể chế, tăng cường hội nhập, liên kết vùng, phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thành công các cơ hội phát triển từ cuộc CMCN 4.0, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững, giải quyết hiệu quả các các vấn đề xã hội, hướng đến xây dựng cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho người dân, nâng cao mức độ đáng sống của tỉnh.
(3) Xác định giá trị văn hóa, con người Bắc Ninh – Kinh Bắc là yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, tạo động lực phát triển bền vững và phát triển ngành công nghiệp sáng tạo trong giai đoạn mới. Quy hoạch hướng tới phát huy bản sắc văn hoá sẵn có của Bắc Ninh, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, tôn vinh và phát triển văn hóa và con người Bắc Ninh, thúc đẩy phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, có khát vọng vươn lên với trình độ văn hóa cao.
(4) Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế (về vị trí chiến lược, các tài nguyên hữu hình, vô hình, cụm liên kết ngành, lực lượng lao động, năng lực chính quyền tỉnh); hình thành các cực tang trưởng và các vùng động lực để tạo hiệu ứng lan tỏa trong phát triển; khắc phục các hạn chế nội tại về không gian phát triển bằng việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, KCN sinh thái, kinh tế số và kế thừa những thành tựu phát triển trong quá khứ; kết hợp hiệu quả nội lực của tỉnh với tận dụng sự ủng hộ của Trung ương và nguồn lực trong và ngoài tỉnh và từ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
(5) Nâng cao vị thế của tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị của các lĩnh vực Điện tử (mở rộng chuỗi sản xuất và hoạt động nghiên cứu); Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng tới mở rộng nền kinh tế sang các ngành ưu tiên giá trị cao như công nghệ thông tin, dược phẩm và công nghệ y khoa, sản xuất phụ tùng hàng không và du lịch; Xác định chuyển đổi số tổng thể, toàn diện; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là những động lực, giải pháp then chốt phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch tới.
(6) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm bố trí không gian, phân bổ nguồn lực hợp lý, để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhiệm vụ chiến lược về quốc phòng – an ninh, đối ngoại, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của quốc gia trên địa bàn tỉnh. Bố trí không gian phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, phát huy được tiềm lực của tỉnh.
II. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu phát triển kinh tế
(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân toàn giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 8,0-9,0%/năm; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 7,5-8%/năm, dịch vụ tăng 10,5-11,5%/năm, thuế sản phẩm 7,5-8,5 %/năm, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,0-2,0 %/năm (trong đó, tỷ lệ tăng trưởng của giai đoạn 2021 – 2025 lần lượt theo từng chỉ tiêu tương ứng là khoảng 7,0-8,0%/năm, 7,5-8,0 %/năm, 10,0-11%/năm, 7,5-8,5 %/năm và 1-1,5%/năm; của giai đoạn 2026 – 2030 lần lượt là khoảng 8,0 – 9,0 %/năm, 7,5-8,0 %/năm, 11,0-12,0%/năm, 7,5-8,0 %/năm và 1,0-2,0 %/năm);
(2) Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 đạt 55%.
(3) Cơ cấu kinh tế: đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 74,9%; dịch vụ 18,8%; thuế sản phẩm 4,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,3%[1]; đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 72,7%; dịch vụ 21,7%; thuế sản phẩm 4,0%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,6%;
(4) Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người (ghh) đạt khoảng 221,08 triệu đồng/người và đạt 346,6 triệu đồng/người vào năm 2030;
(5) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt khoảng 8,3-9,5%/năm; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm lần lượt là 9,9% và 8,5%, lao động trong ngành công nghiệp xây dựng tăng 1,1% và 1,8%, ngành dịch vụ tăng 3,7% và 6%.
(6) Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 33,2 tỷ USD. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 42,3 tỷ USD.
(7) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP giai đoạn 2021 – 2030 đạt 36-38%; hệ số sử dụng vốn (ICOR) đạt từ 5,8-6,0 điểm vào năm 2025 và đạt 5,2-5,5 vào năm 2030;
(8) Thu ngân sách nhà nước năm 2025 đạt 38.000 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2025 đạt 26.915 tỷ đồng; năm 2030, tổng thu ngân sách đạt 46.233 tỷ đồng, tổng chi ngân sách đạt 36.018 tỷ đồng;
(9) Kinh tế số chiếm khoảng 35% trong GRDP;
(10) Đóng góp vào GRDP của một số nhóm ngành vào năm 2030 cụ thể như sau: lĩnh vực sản xuất, chế tạo (gồm cả sản xuất điện tử, công nghệ cao, dược phẩm…): 70%; du lịch: 0,6%; thương mại: 5,3%; vận tải và kho bãi (logistics…): 2,5%; công nghệ thông tin: 3,2%.
Mục tiêu phát triển xã hội
(1) Cấp Mầm non: Duy trì 100% các trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, trong đó tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 85%, 50% trường mầm non ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia. Cấp Tiểu học: duy trì 100% các trường Tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia; 95% các trường tiểu học đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Cấp THCS: 100% các trường THCS, phổ thông liên cấp (tiểu học và THCS) công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trường THCS trọng điểm phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức 2 cấp độ cao nhất. Cấp THPT: 100% các trường THPT công lập duy trì đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trường THPT Chuyên và một số trường THPT có điều kiện phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức 2, cấp độ cao nhất;
(2) Các chỉ tiêu về y tế:
– Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 98% vào năm 2025 và đạt trên 98% vào năm 2030;
– Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong trường mầm non thể nhẹ cân ở nhà trẻ dưới 1,5%, mẫu giáo dưới 2,0%; thể thấp còi ở nhà trẻ dưới 3,0%, mẫu giáo là 3,5%.
– Tuổi thọ trung bình đạt 75,5 tuổi vào năm 2025 và tăng lên 76 tuổi vào năm 2030;
– Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 96% vào năm 2025 và trên 98% vào năm 2030; Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ quản lý sức khỏe đạt 95% vào năm 2025 và trên 98% vào năm 2030.
– 100% các Bệnh viện chuyên khoa, Trung tâm y tế huyện được đầu tư nâng cấp; 100% xã, phường, thị trấn duy trì tốt tiêu chí quốc gia về y tế xã;
– Đạt tỷ lệ 12 bác sỹ/vạn dân, 35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2025 và tăng lên ở mức 15 bác sỹ/vạn dân, 38 giường bệnh/vạn dân vào năm 2030.
(13) Đến năm 2025, tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%, mỗi năm tiếp theo tiếp tục giảm từ 0,05% đến 0,1%;
(14) Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% và đạt 90% vào năm 2030, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 45% vào năm 2025 và đạt 55% vào năm 2030, tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 85% vào năm 2025 và đạt 95% vào năm 2030;
Mục tiêu bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
(1) Đảm bảo từ năm 2025: 100% người dân có nước sạch sử dụng;
(2) Tỷ lệ chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt 100% vào năm 2025 và duy trì ổn định tỷ lệ này cho các năm tiếp theo; 100% CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý; tỷ lệ CTR sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn được thu gom, tự xử lý, vận chuyển, xử lý tập trung đạt trên 90% năm 2025 và trên 95% vào năm 2030;
(3) 100% các KCN, CCN, đô thị mới thành lập có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường vào năm 2025 và tăng lên trên 90% vào năm 2030;
(4) Không còn điểm, khu vực ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong khu dân cư và cộng đồng, đặc biệt ở các làng nghề;
(5) Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho quốc gia và khu vực đồng bằng sông Hồng;
Mục tiêu phát triển hạ tầng
Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 65% vào năm 2025 và đạt trên 75% vào năm 2030; 95% nhà ở tại đô thị được kiên cố hóa;
Đến năm 2025, 100% số xã duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao ; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) và ít nhất 50 thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2030, 100% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao ( trong đó có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) ; có 100 nông thôn mới kiểu mẫu; có 02 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu;
Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị đạt 20% đến năm 2025 và 25% đến năm 2030.
Chỉ tiêu về quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Tăng cường quản lý trong lĩnh vực quốc phòng an ninh; chủ động nắm chắc tình hình không bị động, bất ngờ; thực hiện tốt công tác phòng chống các thách thức an ninh truyền thống và phi quyền thống; đảm bảo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Xây dựng các công trình Quốc phòng trong khu vực phòng thủ bảo đảm tính lưỡng dụng, kết hợp chặt chẽ giữa Quốc phòng với kinh tế – xã hội.
III. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2050
(Dựa trên phương án phát triển được lựa chọn), đến năm 2050, Bắc Ninh sẽ trở thành thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và thiết kế (R&D) công nghệ cao trong khu vực Đông Nam Á. Tỉnh sẽ tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và cung cấp các dịch vụ giá trị cao như dịch vụ đổi mới, nghiên cứu & thiết kế (R&D). Đồng thời, tỉnh cũng hướng tới phát triển trở thành một trung tâm dịch vụ số quốc tế có giá trị cao dựa trên các dịch vụ số hóa và các dịch vụ toàn cầu có thể thực hiện từ xa; là thành phố thông minh với khả năng tiếp cận và tích hợp toàn cầu, với các dịch vụ giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế dẫn đầu.
Bắc Ninh tiếp tục phát triển theo định hướng phát triển xanh và bền vững về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đặt trong sự thích nghi tốt với BĐKH. Với việc tập trung vào các dịch vụ số hóa, Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh/thành phố dẫn đầu về chất lượng cuộc sống cho người lao động cả trong nước và nước ngoài với trình độ cao, đặc biệt, các tiện ích và trải nghiệm thành phố thông minh bao trùm sẽ được phát triển một cách có hệ thống và đồng nhất. Bắc Ninh sẽ tiếp tục tận dụng thế mạnh trong các ngành trọng tâm (ví dụ: dược phẩm, công nghệ y khoa), để phát triển các dịch vụ y tế và giáo dục hàng đầu ứng dụng công nghệ cao. Con người Bắc Ninh được hưởng các dịch vụ xã hội được số hóa toàn diện trên nền tảng thành phố thông minh, ví dụ hệ thống chăm sóc sức khỏe tích hợp dữ liệu số, dữ liệu lớn trong tối ưu hóa phúc lợi, nền tảng đào tạo và việc làm kỹ thuật số chuyên biệt.
Điểm nhấn của mô hình TOD là hướng tới cải tạo và mở rộng không gian đô thị hiện hữu, áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian hạ tầng đô thị một cách bền vững.
Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II – Khu công nghiệp sinh thái đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh
Bất động sản công nghiệp xanh là một lĩnh vực có tiềm năng lớn do sự tăng cường những yếu tố xanh, bền vững và hiệu suất cao. Khu công nghiệp Gia Bình II được xem như một mô hình bất động sản công nghiệp xanh nổi bật, đóng vai trò tiên phong trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp thân thiện với môi trường trong quá trình phát triển và vận hành .
Dự án trên được đầu tư tại xã Nhân Thắng, xã Thái Bảo, xã Bình Dương, xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với quy mô 250 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án là 3.956,8 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư – Công ty cổ phần Tập đoàn HANAKA để thực hiện dự án là 1.201,2 tỷ đồng.
Nằm trong khu vực dân cư đông, Khu công nghiệp Gia Bình 2 sở hữu lợi thế nguồn lao động dồi dào. Lao động trẻ, tay nghề cao được đào tạo từ các trường cao đẳng, trung học và các trung tâm dạy nghề, sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Trên tổng diện tích khoảng 250 ha, khu công nghiệp Gia Bình 2 được quy hoạch chuẩn xác, đáp ứng yêu cầu về tỉ lệ đất giao thông, cây xanh và khu công nghiệp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, ưu tiên đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
Khu công nghiệp Gia Bình II ưu tiên ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch như điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao, không chỉ tạo ra các cơ hội kinh doanh mà còn góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nhà máy và nhà xưởng được xây dựng theo các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời áp dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại để giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
Về hạ tầng, KCN Gia Bình II được đầu tư mạnh mẽ, bao gồm các công đoạn từ giải phóng mặt bằng, san nền đến xây dựng hệ thống đường giao thông, cung cấp nước và thông tin liên lạc. Hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất lớn7.000 m3/ngày đêm cũng được tích hợp vào dự án, đảm bảo rằng quá trình sản xuất sẽ không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Dự án cũng sẽ có 2 hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải tập trung với dung tích chứa 21.000 m3 (2 hồ sự cố tương ứng với 2 mô-đun xử lý nước thải, mỗi hồ sự cố có dung tích 10.500 m3) Trong đó, các loại hình ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp là công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi, thông tin truyền thông.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh