Thực trạng phát triển kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…

Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh. 

Bắc Ninh là địa phương được Trung ương đánh giá có hạ tầng giao thông phát triển nhất toàn quốc với nhiều công trình hạ tầng giao thông mang tính kết nối cao đưa vào khai thác, khẳng định hiệu quả đầu tư và hướng đi đúng của tỉnh. 

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 4.000km đường các loại, trong đó có 4 tuyến Quốc lộ dài gần 170 km và đường tỉnh có 14 tuyến với chiều dài gần 270km, tỷ lệ nhựa hóa 100%; hơn 3.500km các tuyến đường huyện, đường đô thị và giao thông  nông  thôn với tỷ lệ nhựa, bê tông hóa rất cao. Chỉ trong vài năm trở lại đây, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng được đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng như: cầu Bình Than, Nút giao KCN Yên Phong với QL18, Đường tỉnh 276, Đường tỉnh 280, dự án mở rộng cầu Bồ Sơn, nút giao thông phía Tây Nam thành phố Bắc Ninh.

Hệ thống giao thông trên địa bàn được xây dựng đồng bộ, tính kết nối cao tạo thuận lợi cho phát triển KT-XH.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397,68ha. Trong đó 12/16 KCN đã đi vào hoạt động; 15 KCN đã được thành lập với diện tích 5.899,22 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt 58,86%. Hiện có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư nhiều nhất  với 595 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 13,8 tỷ USD, chiếm khoảng 64% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN; tiếp theo là Nhật Bản 79 dự án, vốn 1,34 tỷ USD; Đài Loan và các quốc gia khác.

Các chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế

Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) của tỉnh tính đến năm 2020 đạt 209.227 tỷ đồng, gấp 3,33 lần năm 2011; đứng thứ 4 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 147,4 triệu đồng/người, tương đương 6.322 USD/người (gấp 3,4 lần so với năm 2010), gấp 2,3 lần mức trung bình chung của cả nước (GDP bình quân đầu người năm 2020 của cả nước là 2.750 USD).

Tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 của tỉnh đạt 12,44 %/năm, cao hơn mức 6%/năm bình quân cả nước. Trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng trung bình ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,26 %/năm, công nghiệp và xây dựng (CN-XD) tăng 16,52 %/năm, dịch vụ tăng 6,59 %/năm và thuế SP trừ trợ cấp tăng 6,49 %/năm. Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,06 %/năm trong giai đoạn 2016-2020, GRDP của Tỉnh có xu hướng tăng trưởng thấp hơn (so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 16,99 %/năm. Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 3,3 %, trong đó lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất là ngành dịch vụ (tốc độ tăng năm 2019 đạt 7,1%; năm 2020 chỉ đạt 0,9 %).

Năm

2011

2015

2020

Bình quân

2011-2015 2016-2020 2011-2020
GRDP – gss (tỷ đồng) 50.206 84.810 124.988 70.738 112.527 91.633
– NLTS 4.024 3.994 3.640 3.966 3.864 3.915
– CN-XD, trong đó: 30.493 60.838 93.973 48.898 83.616 66.257
  Công nghiệp 26.723 56.385 84.404 44.953 78.166 61.160
– Dịch vụ 12.625 15.914 22.208 14.255 20.297 17.276
– Thuế SP trừ trợ cấp SP 3.063 4.064 5.153 3.619 4.751 4.185
Tốc độ tăng trưởng GRDP (%) 29,7 8,9 3,3 16,99 8,06 12,44
– NLTS 7,5 1,1 -2 1,29 -1,78 -0,26
– CN-XD, trong đó: 49,7 10,2 4,2 24,46 9,09 16,52
  Công nghiệp 58,9 10,3 0,3 27,38 9,41 18,05
– Dịch vụ 7,36 5,92 0,84 6,24 6,94 6,59
– Thuế SP trừ trợ cấp SP 8,35 8,9 1,46 7,60 4,95 6,30

Một số chỉ tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011-2020.

Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh 2011-2020. 

Ngoài ra, cơ cấu các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ tại khu vực ngoài quốc doanh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2020 chiếm 64,8% GRDP. Tỷ trọng kinh tế nhà nước chiếm 6% (giảm 2,6 điểm % so với năm 2011). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh (chiếm 42,9% GRDP toàn tỉnh năm 2011, giảm xuống còn 29% năm 2015 và tiếp tục giảm xuống còn 25,3% năm 2020). Điều này phải ánh rõ nét hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế

Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế 

Tính chung giai đoạn 2011-2020, tỷ trọng kinh tế của Bắc Ninh trong cơ cấu GDP toàn quốc đã tăng thêm 1% từ mức 2,3% năm 2011 lên 3,3% năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt gấp 2,2 lần bình quân cả nước, cho thấy chất lượng tăng trưởng tương đối tốt cũng như sự đóng góp đáng kể của Bắc Ninh vào tăng trưởng chung cả nước.

 Năng suất lao động cao tại Bắc Ninh là một trong những đà tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế đang đứng đầu cả nước. Đại bộ phận người lao động đang làm việc tại các KCN với các mặt hàng giá trị cao, góp phần không nhỏ vào năng suất lao động của Bắc Ninh, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp xây dựng. Trong khi đó, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp đáng kể so với các nhóm ngành càng lại, trong khi có số người tham gia lao động đáng kể, tác động đến năng suất lao động trung bình của tỉnh.

TT Lĩnh vực Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 23,5 21,4 16,5 15,2 13,6 11,7
Công nghiệp và xây dựng % 51,7 49,0 55,1 56,1 55,5 57,4
3 Dịch vụ % 24,7 29,7 28,4 28,8 31,0 31,0

Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi phân theo khu vực kinh tế. 

Cơ cấu công nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng tỉnh đề ra. Tỷ lệ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng nhanh, hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Công nghiệp hỗ trợ phát triển, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và gia tăng giá trị. Năm 2020, Bắc Ninh là một trong các tỉnh có quy mô sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế, năm 2020 với mức tăng 5,1%, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào GRDP trên địa bàn tỉnh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2020 tăng 3,9% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4% so với cùng kỳ.

Sản lượng các ngành công nghiệp ở Bắc Ninh 2000 – 2019.

Trong cơ cấu ngành dịch vụ, các lĩnh vực chuyển dịch chưa rõ nét. Năm 2011 có 3/14 lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trên 10% trong tổng giá trị gia tăng ngành dịch vụ là: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô chiếm 22,5%; hoạt động kinh doanh bất động sản 21,4%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 16,2%. Đến năm 2020, có 4 lĩnh vực có tỷ trọng trên 10%: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô chiếm 24,7% là lĩnh vực đóng góp lớn nhất trong giá trị gia tăng (VA) ngành dịch vụ; Vận tải, logistics chiếm 10,2%; Giáo dục và đào tạo chiếm 10,9% và hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 11,1%. Hoạt động kinh doanh bất động sản là ngành có tỷ trọng giảm mạnh nhất khi giảm từ 21,4% năm 2011 xuống còn 11,1% năm 2020. Dịch vụ tài chính ngân hàng cũng giảm tương đối. Đến năm 2020, tỷ trọng của ngành này chỉ còn 9% (từ mức 16,2% năm 2011).

Giá trị tăng thêm và tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GRDP 2011-2020 (giá hiện hành)

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phân theo loại hình kinh tế (giá hiện hành)

Xét theo loại hình kinh tế, trong giai đoạn 2011-2020, khu vực ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ; đồng thời, tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nước và tỷ trọng thành phần khu vực FDI có xu hướng tăng. Giai đoạn 2011-2015 bình quân tỷ trọng đóng góp của ba khu vực: Nhà nước – Ngoài nhà nước – Khu vực FDI tương ứng là 4,38%; 89,04% và 6,56%; đến giai đoạn 2016-2020 các con số này là 6,88%; 86,22% và 6,9%. Điều này cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân và cá thể vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và là một yếu tố tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Ngày 10/08/2020, Khu công nghiệp Gia Bình II được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 353/QĐ-UBND. Theo đó, Khu công nghiệp Gia Bình II có quy mô được phê duyệt quy hoạch là 261,84 ha, bao gồm 250 ha diện tích khu công nghiệp và 11,84 ha là điện tích hoàn trả kênh mương thủy lợi và xây dựng đường giao thông đối ngoại.

Ngày 12/03/2021, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 347/QĐ-TTg với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.956,8 tỷ đồng.

Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2021-2071). Ngày 12/04/2021, Khu công nghiệp Gia Bình II chính thức được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 09/07/2023, tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:
   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thực trạng phát triển kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpagehttps://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

     

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *