2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế của huyện tăng trưởng ổn định, quy mô kinh tế nâng lên gấp rưỡi; công nghiệp hóa gắn với xây dựng nông thôn mới tạo bước chuyển quan trọng trong đời sống xã hội trên địa bàn huyện, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) tăng trưởng liên tục trong 5 năm: năm thấp nhất tăng 5,9%, năm cao nhất tăng 10,0%; bình quân mỗi năm tăng 8,1%. Quy mô kinh tế trên địa bàn huyện tăng khá, GRDP năm 2020 gấp 1,47 lần so năm 2015.
Đến hết năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 1.847 USD, gấp 1,35 lần năm 2015; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng, tăng 24 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 1,5%.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóá; đến hết năm 2020, trong tổng GRDP trên địa bàn huyện, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ còn chiếm tỷ trọng 17,6%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiềm 47,1%, khu vực dịch vụ chiếm 35,3% (cơ cấu năm 2015 tương ứng là: 23,0% – 42,8% – 34,2%).
Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành nông nghiệp giữ vững trong tốp dẫn đầu toàn tỉnh về về quy mô sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của Nhân dân trên địa bàn huyện.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 1,6% đến 6,3% (trừ năm 2019 ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề do dịch tả lợn Châu Phi). Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.239 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 8,6% so năm 2015.
– Đối với ngành trồng trọt: Giá trị sản phẩm thu được từ trồng trọt/1 ha canh tác năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 140 triệu đồng, tăng 19 triệu đồng so với năm 2015. Sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt 53.287 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 64,0 tạ/ha. Trong sản xuất nông nghiệp bước đầu có chuyển biến tích cực, cụ thể là: chuyển đổi 110 ha diện tích đất 2 lúa khó khăn sang trồng cây ăn quả, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản với diện tích 60 ha; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích 129 ha, có 25 ha diện tích sản xuất cây rau màu đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phầm,30 cơ sơ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGap…
– Đối với ngành chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuy sản, mô hình kinh tế trang trại phát triển với quy mô ngày càng mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa. Tông đàn trâu, bò bình quân năm 2020 đạt 4.065 con; đàn lợn 21.960 con; gia cầm 800.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân đạt 9.000 tân/năm.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Triến khai có hiệu quả đề án nuôi cá thâm canh, phát triển nuôi cá lồng trên sông Đuống (hiện nay toàn huyện có 394 lồng cá, tăng hơn 300 lồng so với năm 2015), đưa sản lượng cá bình quân hàng năm đạt trên 6.400 tấn; giá trị sản xuất/ha nuôi trồng thủy sản đạt trên 200 triệu đồng/năm.
- Về lâm nghiệp: Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt phong trào trồng cây nhân dân, hằng năm trồng được trên 40.000 cây các loại, đưa giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2020 đạt 3.860 triệu đồng (giá hiện hành).
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã được chuyển đổi, củng cố, phát triên theo Luật hợp tác xã năm 2012. Toàn huyện có 78 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và 8 hợp tác xã chuyên ngành trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, gắn với thực hiện tốt các khâu dịch vụ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Đánh giá chung: Sản xuất nông, lâm, thủỷ sản là nhóm ngành có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình. Những năm qua, nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chú trọng đầu tư và chỉ đạo nên trình độ thâm canh được cải thiện, năng suất cây trồng có xu hướng tăng, chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Gia Bình vẫn còn rất nhiều khó khăn và hạn chế như: trình độ sản xuất chưa cao; cơ sở hạ tầng ở một số xã còn chưa phát triển để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và thu hút lao động; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt thấp; tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp – xây dựng đạt mức tăng trưởng cao, bình quân tăng 9,9%/năm, góp phần quyết định đến xu hướng tăng trưởng kinh tế của huyện; trong đó chủ lực là ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tỷ trọng GTSX của riêng ngành công nghiệp luôn chiếm chủ yếu trong khu vực công nghiệp – xây dựng và tăng từ 72,8% năm 2015 lên 76,5% năm 2020.
Tốc độ tăng GTSX của công nghiệp luôn cao hơn mức tăng chung của cả khu vực; bình quân 5 năm, GTSX khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 10%/năm, trong đó GTSX công nghiệp tăng 11,3%.
Số doanh nghiệp, lao động của doanh nghiệp, cơ sở cá thể sản xuất công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp tiếp tục tăng. Đến nay toàn huyện có 226 doanh doanh nghiệp, 5.742 cơ sở sản xuất hoạt động, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 14.800 lao động.
Sự phát triển của công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp có đóng góp tích cực của phát triển làng nghề. Các làng nghề truyền thống từng bước được đầu tư, đối mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất gắn với thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm. Năng lực, trình độ, công nghệ của các cơ sở sản xuất được nâng lên, một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh và tăng trưởng khá. Làng nghề gò đúc đồng Đại Bái đã duy trì và phát huy có hiệu quả thương hiệu. Sản phẩm mây tre đan Xuân Lai được cấp có thấm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thê.
Triến khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu, sản xuất thuốc Vinfa của Tập đoàn Vingroup tại xã Đại Bái và xã Đông Cứu (giai đoạn 1). Lập quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Hệ thống thương mại, dịch vụ phát triên theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích được hình thành từ các khu trung tâm tới các thôn xóm, khu dân cư; chợ trung tâm Thị trấn Gia Bình, chợ Ngụ (xã Nhân Thắng), các chợ truyền thống tiếp tục được đầu tư cải tạo, đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa và phục vụ đời sống của Nhân dân.
Hiện nay toàn huyện có 480 doanh nghiệp thương mại và gần 6.000 cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ, với trên 9.500 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 2.560 tỷ đồng, tăng 12,4%/năm, tăng 1,6 lần so năm 2015. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu và gian lận thương mại được tăng cường góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành thương mại, dịch vụ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phân tích thực trạng phát triển kinh tế – xã hội Gia Bình” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh