Hồ sơ hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp chế xuất: Nắm bắt cơ hội, tối ưu hóa lợi nhuận

Doanh nghiệp chế xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thành lập và hoạt động một doanh nghiệp chế xuất hiệu quả, việc hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định pháp luật là vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp một hướng dẫn chi tiết về hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất, giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.

Doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP  “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.” Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được hiểu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ảnh minh họa

 Khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

(2) Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Theo Điều 28a. Nghị định 18/2021/NĐ-CP về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
  2. b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng;

(3) Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.

Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất

Hoạt động của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP gồm những nội dung như sau:

– Người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp này và ngược lại.

– Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

+ Bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác;

+ Doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác phải được hạch toán riêng;

+ Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.Nếu sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định pháp luật.

– Được thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu:

+ Thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế; và;

+ Đáp ứng các điều kiện (1) và (2) như đối với DNCX (nêu trên).

– Nếu không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất thì DNCX được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện (1) và (2) như đối với DNCX (nêu trên).

Kho lưu giữ hàng hóa này được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.

Lưu ý:

– Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

– Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất được ra, vào doanh nghiệp chế xuất.

Ảnh minh họa

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất

Để thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất cần thực hiện các thủ tục theo quy định như sau:

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Bước 5: Khắc con dấu

Bước 6: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

2.1. Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định, đối với một số dự án dưới đây thì cần phải đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

  • Dự án được Nhà nước giao, cho thuê đất không qua đấu thầu, đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng; có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở (cho thuê, thuê mua, bán); dự án đầu tư đúng với quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
  • Dự án kinh doanh, đầu tư sân golf;
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài tại đảo, phường, xã, thị trấn biên giới; thị trấn ven biển; các khu vực khác có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

2.2. Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau khi đi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Văn bản đề nghị tiến hành thực hiện dự án đầu tư, bao gồm cam kết chịu mọi rủi ro, chi phí trong trường hợp dự án không được chấp nhận;
  • Giấy tờ của nhà đầu tư để chứng minh tư cách pháp lý;
  • Đề xuất về dự án;
  • Bản sao tài liệu của nhà đầu tư chứng minh khả năng tài chính;
  • Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao tài liệu, giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước cho thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Nội dung giải trình cho các công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Các tài liệu liên quan khác về dự án, điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.

3.3. Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư còn cần phải chuẩn bị tiếp 1 bộ hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ cụ thể gồm có:

  • Giấy đề nghị ĐKKD;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cụ thể các thành viên hoặc cổ đông doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng các giấy tờ cá nhân, quyết định thành lập doanh nghiệp,…;
  • Văn bản chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế.

3.4 Bước 4: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải công bố công khai về thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn công khai thành lập doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

3.5 Bước 5: Khắc con dấu

Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng bố cáo. Số lượng và hình thức con dấu doanh nghiệp được quyền tự quyết định và phải đúng với quy định của pháp luật.

3.6 Bước 6: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 đã bỏ quy định công bố mẫu dấu doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp thành lập từ 01/01/2021 trở đi không phải công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia.

Nhân viên làm việc trong 1 phân xưởng chế xuất

 Việc thành lập một doanh nghiệp chế xuất không chỉ là cơ hội để tận dụng các ưu đãi đầu tư mà còn là bước đệm để doanh nghiệp hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để quá trình đăng ký được diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp luật và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thành công trên con đường kinh doanh của mình. Hiện tại, tập đoàn Hanaka đăng ký nhận tư vấn để mở Khu chế xuất tại Khu công nghiệp Gia Bình II. 

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.

Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II
Thông tin dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.

Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.

Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Gia Bình II

Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…

Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam - Bắc Ninh - HANAKA: Quy định về xây dựng và nguyên tắc hoạt động tại khu công nghiệp
Liên kết vùng dự án Khu công nghiệp Gia Bình II

Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…

Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh

Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II Tổng diện tích: 250 ha
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng
Loại hình: Khu công nghiệp Năm khởi công: Ngày 09/07/2023
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka Năm hoàn thành:

Xem thêm:

Quy chuẩn thi công thiết kế nhà xưởng

Quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao

Tổng quan quy trình đánh giá tác động môi trường: Hướng dẫn chi tiết cách lập ĐTM dự án

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Hồ sơ hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp chế xuất: Nắm bắt cơ hội, tối ưu hóa lợi nhuận” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

————————–

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái, #GiaBinhII, #Industrialpark, #RealEstate, #BacNinh, #Eco-Industrialpark, #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *