NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Người nước ngoài và Việt Nam làm việc tại Việt Nam phải tuân theo luật Lao động. Bộ luật Lao động đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý đưa ra các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, giờ làm việc, hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, làm thêm giờ, đình công, và chấm dứt hợp đồng lao động,…
Quy định lao động tại Việt Nam
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NƯỚC
1. Độ tuổi lao động
Độ tuổi lao động tối thiểu ở Việt Nam là 15. Người học việc tại một trung tâm đào tạo nghề phải ít nhất mười ba (13) tuổi, trừ trường hợp công việc nhất định mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quy định khác, và phải có đủ sức khỏe để đáp ứng các yêu cầu của công việc.
2. Thủ tục tuyển dụng
Việc tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho người sử dụng lao động Việt Nam; làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế( sau đây gọi chung là Khu công nghiệp) theo quy định tại Điều 11 và khoản 2 Điều 168 Bộ luật lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam;
- Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm
3. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
4. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
5. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
6. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
6.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
6.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g theo quy định trên;
- Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ theo quy định trên;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật luật lao động.
7. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
7.1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật lao động.
7.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 6.1 theo quy định trên và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
8. Cho thuê lại lao động
8.1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
8.2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.
9. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
9.1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động.
9.2. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng.
9.3. Chính phủ quy định việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
10. Thời giờ làm việc bình thường
10.1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
10.2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
10.3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
11. Bảo hiểm xã hội
Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, HĐLV và tỷ lệ đóng theo bảng tổng hợp dưới đây:
12. Mức lương tối thiểu vùng
Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
a) Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.
Mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng
- Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
1. Đối tượng áp dụng
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu (nhà thầu chính, nhà thầu phụ) nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
3.1. Hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
4. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
- c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
- d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật lao động.
5. đ) Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
5. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý,giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bịtrục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Quy định các trường hợp Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động, gồm:
a) Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
c) Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
đ) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
e) Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư;
f) Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước vềlao động cấp tỉnh;
i) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:
Ngoài những thành phần hồ sơ theo quy định trước đây, Nghị định 102 bổ sung một số hồ sơ phải có như sau:
– Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
– 02 ảnh màu (kích thước 4×6, trước đây là ảnh 3×4).
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Sau khi được cấp GPLĐ, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong GPLĐ (công việc phải làm, chức danh, thời hạn làm việc…), bản sao hợp đồng lao động sẽ được gửi cho Cơ quan cấp GPLĐ sau 05 ngày kể từ ngày 02 bên ký kết hợp đồng lao động.
8. Cấp lại giấy phép lao động:
Giấy phép lao động được cấp lại trong những trường hợp sau:
* Bị mất, hỏng, thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ (họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.
* Giấy phép lao động hết hạn.
– Trường hợp cấp lại đối với GPLĐ hết hạn, yêu cầu giấy phép phải còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày trước ngày GPLĐ đã được cấp hết hạn;
– Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
+ Giấy chứng nhận sức khỏe
+ Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
+ Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (hoặc hợp đồng thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài trong đó phải có thỏa thuận về việc cử lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).
9. Thu hồi giấy phép lao động:
Nghị định này quy định các trường hợp GPLĐ bị thu hồi, cần lưu ý các trường hợp sau:
– Nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại GPLĐ là giả mạo.
– GPLĐ hết thời hạn.
– Không thực hiện đúng theo nội dung GPLĐ đã được cấp.
– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản về việc thu hồi GPLĐ do người lao động nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với GPLĐ đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi GPLĐ mới.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ hoặc sử dụng GPLĐ đã hết hạn sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 – 75.000.000 đồng. Đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 – 03 tháng (Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH)
10. Thời hạn của giấy phép lao động:
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm (quy định trước đây là 36 tháng).
11. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, gồm:
a) Giấy phép lao động hết thời hạn;
b) Chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
d) Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt;
đ) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
e) Giấy phép lao động bị thu hồi;
f) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động;
g) Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG TẠI TỈNH BẮC NINH
NHÓM CÂU HỎI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
Trường hợp báo cáo không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với trường hợp lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam
Căn cứ Điều 154 khoản 8 Bộ luật Lao động và Điều 8 khoản 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ người lao động nước ngoài kết hôn với lao động Việt Nam doanh nghiệp gửi báo cáo tới Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đối với doanh nghiệp KCN Bắc Ninh.
Trường hợp báo cáo không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với trường hợp lao động nước ngoài là chủ sở hữu thành lập công ty có vốn góp từ 3 tỷ đồng
Căn cứ Điều 154 khoản 1 khoản 2 Bộ luật Lao động và Điều 7 khoản 1 và 2, Điều 8 khoản 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ người lao động nước ngoài là chủ sở hữu thành lập công ty có vốn góp từ 3 tỷ đồng doanh nghiệp gửi báo cáo tới Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đối với doanh nghiệp KCN Bắc Ninh.
Người nước ngoài là chủ sở hữu góp vốn thành lập doanh nghiệp dưới 3 tỷ đồng thì cần làm thủ tục gì?
Căn cứ Điều 154 Bộ Luật Lao động, Điều 7 và 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đối với người nước ngoài là chủ sở hữu góp vốn thành lập doanh nghiệp dưới 3 tỷ đồng không thuộc diện báo cáo/xác nhận cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp thực hiện cấp giấy phép lao động theo Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Thủ tục giấy phép lao động
Đối với thủ tục cấp giấy phép lao động | Doanh nghiệp chuẩn bị chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động theo Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Hồ sơ nộp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh. |
Đối với thủ tục cấp lại giấy phép lao động | Doanh nghiệp chuẩn bị chuẩn bị hồ sơ cấp lại giấy phép lao động theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Hồ sơ nộp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh. |
Đối với thủ tục gia hạn giấy phép lao động | Doanh nghiệp chuẩn bị chuẩn bị hồ sơ gia hạn giấy phép lao động theo Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Hồ sơ nộp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh. |
Thời hạn của giấy khám sức khỏe người lao động nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động
Căn cứ Điều 9 khoản 2 Nghị định 152/2020 Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thời hạn của lý lịch tư pháp người lao động nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động
Căn cứ Điều 9 khoản 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
Thời gian sử dụng người lao động nước ngoài không thuộc diện phải cấp GPLĐ
– Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam.
– Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc được doanh nghiệp bảo lãnh nhu cầu sử dụng tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc, thành phần hồ sơ sẽ thế nào?
Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ thuộc diện cấp mới đăc biệt, không cần lý lịch tư pháp và giấy khám sức khỏe, phải có giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc.
Thủ tục cấp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
– Trường hợp cấp lại giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Giấy phép lao động đã được cấp, xin gia hạn do bị quá hạn.
“- Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục sử dụng người lao động nước ngoài phải nộp hồ sơ xin cấp gia hạn GPLĐ.
– Trường hợp này hồ sơ thuộc diện cấp mới, ngoài thành phần hồ sơ cấp gia hạn thì phải có lý lịch tư pháp.”
Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có quốc tịch Trung Quốc gồm những gì?
“- Ý thứ nhất: Theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì người nước ngoài có quốc tịch là Trung Quốc hay quốc tịch của nước khác đều làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động giống nhau.
– Ý thứ hai: Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (Mẫu 11/PL1)
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
- Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam hoặc Nước ngoài.
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia
- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Văn bản thông báo chấp thuận kế hoạch sử dụng lao động nước ngoài.
- Lệnh điều động (hợp pháp hóa và dịch công chứng) nếu có.”
Công ty tôi đang muốn gia hạn giấy phép lao động cho nhân viên là người lao động nước ngoài làm việc tại trụ sở chính của công ty ở Bắc Ninh. Đề nghị thủ tục gia hạn giấy phép lao động như thế nào?
“- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động được quy định tại Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, bao gồm:
– Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định.
– Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định Nghị định 152/2020/NĐ-CP chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
– Giấy tờ quy định tại các khoản 3, 4, 6 và 7 Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.”
Xin hỏi doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh, người nước ngoài được miễn cấp giấy phép lao động (GPLĐ) vẫn phải làm thủ tục xác nhận thuộc trường hợp được miễn với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, hồ sơ gồm những gì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, những tài liệu cần có để đề nghị xác nhận thuộc diện được miễn GPLĐ bao gồm:
(1) Giấy đề nghị xác nhận NLĐ không thuộc diện cấp GPLĐ theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I Nghị định này.
(2) Bản so có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn.
(3) Giấy chứng nhận hoặc Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp trong vòng 12 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
(4) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu này.
(5) Các giấy tờ để chứng minh NLĐ không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép.
Lưu ý, các loại tài liệu (3), (4) và (5) phải nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. trường do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực
NHÓM CÂU HỎI VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
Do đơn hàng gấp, công ty tổ chức làm thêm giờ và được người lao động đồng ý. Công ty quyết định cho người lao động nghỉ bù thay thế việc trả lương làm thêm giờ theo nguyên tắc, làm thêm 1 ngày thường cho nghỉ bù 1,5 ngày; làm thêm 1 ngày nghỉ (hàng tuần) cho nghỉ 2 ngày. Xin hỏi, chúng tôi làm như vậy có đúng quy định không?
“Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 55, 56, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, thỏa thuận làm thêm giờ và được trả lương cho người lao động động là đúng quy định. Việc công ty bố trí cho người lao động nghỉ bù sau thời gian không được nghỉ có thể xem xét ở các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể nhằm khuyến khích, tái tạo năng lượng làm việc, kích thích cống hiến của người lao động với doanh nghiệp sau khi đã nhận đủ tiền lương làm thêm giờ.”
Một số người lao động không nghỉ hết số ngày phép hàng năm mặc dù công ty đã quy định và bố trí ngày nghỉ phép cho họ. Đến hết năm dương lịch, công ty không thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ đó mà cho phép chuyển sang năm sau. Xin hỏi, chúng tôi làm như vậy có đúng quy định không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, việc thanh toán tiền lương chưa nghỉ áp dụng cho các trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”
NHÓM CÂU HỎI VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Thỏa ước lao động tập thể hết hạn thì giải quyết thế nào. | Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Lao động.
– Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. |
|
Thỏa ước lao động tập thể hết hạn thì giải quyết như thế nào? | Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ Luật Lao động.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. |