Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam – Bắc Ninh – Hanaka: Câu hỏi về quy định về vốn đầu tư tại Việt Nam

VỐN ĐẦU TƯ LÀ GÌ

Căn cứ theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Như vậy, vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

QUY ĐỊNH TỶ LỆ VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI VỀ VIỆT NAM

Đối với các ngành nghề quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà Đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu số vốn không được vượt quá một tỷ lệ vốn nhất định tùy theo từng ngành nghề.

Dưới đây là một số quy định về tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề tại Việt Nam

Bảng 1. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo Cam kết WTO về dịch vụ

Bảng 2. Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

Bảng 3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại cổ phẩn của Việt Nam

HÌNH THỨC VỐN GÓP CÔNG TY VÀ KHUNG THỜI GIAN CHO VIỆC GÓP VỐN 

 

Định nghĩa 

Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa góp vốn như sau:

  1. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Pháp luật doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu phải góp vào công ty là bao nhiêu mà sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty. Tuy nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu phạt đạt đủ số vốn góp tối thiểu (vốn pháp định) mới được phép hoạt động kinh doanh.

Vốn góp từ các thành viên, cổ đông phải được chuyển quyền sở hữu hợp pháp sang cho công ty. Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo các trường hợp sau:

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

 

Hình thức góp vốn 

Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp

Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp dưới 03 hình thức chính như sau:

Tiền mặt, vàng: Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, tiền mặt được hiểu là tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.Theo đó, cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức thanh toán tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo Luật Đất đai mới có quyền góp vốn đối với tài sản đó. Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý…Điều kiện và thủ tục góp vốn quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như quyền sử dụng đất

 

Công nghệ và bí quyết kỹ thuật: Bí quyết kỹ thuật là là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của một sản phẩm hay thậm chí là cả một doanh nghiệp. Còn công nghệ nói chung là những phát minh các công cụ để thay thế máy móc kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh nói riêng. Việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật chính là chuyển giao các quyền tài sản khác cho doanh nghiệp, có thể là quyền hưởng dụng, quyền định đoạt các tài sản đó.

Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam: Các hình thức góp vốn khác có thể định giá như góp vốn bằng tri thức, bằng hoạt động hay công việc cũng được xem là hình thức góp vốn vào công ty. Góp vốn bằng tri thức ngày nay trở thành một vấn đề trọng yếu của nền kinh tế công nghiệp, và kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức. Người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo rằng mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty, hay còn gọi là cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra. Việc góp vốn bằng hoạt động hay công việc là việc cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền. Khi góp vốn bằng hoạt động hay công việc, sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới cho vấn đề về nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Quy định về thời hạn góp vốn 

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà Nhà Đầu Tư Nước Ngoài dự kiến thành lập tại Việt Nam mà thời hạn góp vốn điều lệ khác nhau như sau:

Đối với loại hình Công ty TNHH: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên góp vốn trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc chủ sở hữu trong Công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết. Sau khi các thành viên trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên góp đủ vốn đã cam kết, Công Ty phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.

Đối với loại hình Công ty Cổ phần: Cổ đông trong Công ty Cổ phần có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc các cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Lưu ý: Thời hạn góp vốn của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài thường được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án thành lập mới, thời hạn này thông thường đúng bằng thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày để từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công Ty Vốn Nước Ngoài như nêu trên.

 

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC ĐỂ CHUYỂN LỢI NHUẬN TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

Lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài là lợi nhuận hợp pháp được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật Đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định.

 

Các tài sản được phép chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư 2020, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

 

Điều kiện chuyển lợi nhuận  ra nước ngoài hàng năm

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài hàng năm là lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được chia hoặc thu được của năm tài chính từ hoạt động đầu tư trực tiếp căn cứ trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cộng với (+) các khoản lợi nhuận khác như khoản lợi nhuận chưa chuyển hết từ các năm trước chuyển sang; trừ đi (-) các khoản nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng hoặc cam kết sử dụng để tái đầu tư tại Việt Nam, các khoản lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng để trang trải các khoản chi của nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cho nhu cầu cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam của năm phát sinh lợi nhuận trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp của năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ luỹ kế sau khi đã chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời điểm chuyển: kết thúc năm tài chính

Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam

Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định.

Điều kiện Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam:

Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài khi kết thúc hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với điều kiện sau:

Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;

Đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Đã thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định.

 

Hình thức chuyển lợi nhuận từ Việt Nam ra nước ngoài:

Lợi nhuận chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng tiền theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp hoặc do chuyển nhượng dự án đầu tư làm thay đổi pháp nhân đăng ký ban đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư trực tiếp và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài.

Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài bằng hiện vật và thực hiện quy đổi giá trị hiện vật theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá và quy định của pháp luật liên quan.

 

Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp

Thời hạn thực hiện: trước khi thực hiện thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc.

 

CÓ THỂ DÙNG NGOẠI TỆ GIAO DỊCH KHÔNG

 

Ngoại tệ là gì

Theo khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì ngoại tệ được hiểu như sau:

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;

Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

 

Nhà đầu tư có được góp vốn bằng ngoại tệ?

– Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. (Theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

– Theo khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

– Đồng thời, theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành);

+ Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện việc góp vốn bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam theo mức vốn góp tại các loại giấy tờ đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

 

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN GÓP ĐỦ VỐN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÍ ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC XIN GIA HẠN THỜI GIAN GÓP VỐN ĐẦU TƯ 

 

Quy định về thời gian góp đủ vốn trên giấy chứng nhận đăng kí đầu tư 

Thông thường Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc Ban Quản lý các Khu Công nghiệp thường ghi nhận thời hạn góp đủ phần vốn góp thực hiện dự án đầu tư là 03 tháng trừ trường hợp dự án gắn với việc xây dựng, cải tạo nhà xưởng hoặc dự án có tổng vốn đầu tư lớn sẽ được ghi nhận thời hạn góp đủ vốn dài hơn thường lệ, có thể lên đến 02 năm. Quá thời hạn trên thì nhà đầu tư không thực hiện việc góp vốn được nữa, tiền chuyển vào tài khoản vốn rồi cũng không được ngân hàng cho chuyển sang tài khoản giao dịch để kinh doanh. Vì vậy nếu quá thời hạn trên mà nhà đầu tư chưa góp đủ vốn công ty phải thực hiện điều chỉnh thời hạn góp vốn ghi nhận trên GCN đăng ký đầu tư.

Thủ tục xin gia hạn thời hạn góp đủ vốn đầu tư trường hợp doanh nghiệp đang trong thời hạn góp vốn

Trong thời hạn góp vốn 90 ngày – Hoặc thời hạn khác ghi nhận trên giấy chứng nhận đầu tư, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Hoặc thời hạn khác ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư), doanh nghiệp muốn xin giãn thời hạn góp vốn phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý đầu tư tại tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cơ quan quản lý đầu tư sẽ ra quyết định:

Trường hợp quyết định chấp thuận việc thay đổi thời hạn góp vốn thì:

Doanh nghiệp gửi công văn kèm thông báo đến ngân hàng quản lý tài khoán vốn đầu tư để việc góp vốn được thực hiện.

Doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn theo thời hạn mới đã được điều chỉnh.

Trường hợp quyết định không chấp thuận việc thay đổi thời hạn góp vốn thì:

Doanh nghiệp buộc phải thực hiện nghĩa vụ góp đủ vốn theo quy định.

Doanh nghiệp có thể đăng ký giảm vốn cho phù hợp và tránh bị phạt vì lỗi không góp đủ vốn.

Đối với trường hợp đã quá thời hạn góp vốn mà công ty nước ngoài đăng ký giãn thời hạn góp vốn thì thông thường sẽ bị cơ quan quản lý đầu tư từ chối nếu không biết cách giải trình lý do hợp lý.

Khó khăn khi gia hạn thời hạn góp đủ vốn đầu tư

Nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông công ty do đó không góp đủ vốn đầu tư thường đồng thời với việc không góp đủ vốn điều lệ công ty. Luật doanh nghiệp 2020 quy định hết thời hạn góp vốn thì thành viên, cổ đông không góp đủ vốn đương nhiên không còn là thành viên, cổ đông công ty. Do đó gia hạn thời hạn góp vốn đồng nghĩa với việc ghi nhận lại tư cách thành viên, cổ đông của những người chưa góp vốn, đây cũng là lý do cơ quan quản lý đầu tư từ chối giải quyết cho công ty nước ngoài theo hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đề xuất.

Có được xin giãn tiến độ góp vốn đồng thời với điều chỉnh GCN đầu tư không?

Luật Đầu tư 2020 không hạn chế công ty vốn nước ngoài không được điều chỉnh GCN đầu tư khi chưa góp đủ vốn. Do vậy doanh nghiệp được đăng ký điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư đồng thời với đề nghị gia hạn thời hạn góp vốn.

 

Thủ tục xin gia hạn thời gian góp vốn đầu tư 

Căn cứ theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đưa ra quy định về khái niệm vốn đầu tư thì vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Khác với quy định cụ thể về thời hạn góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 không chỉ rõ về thời gian cụ thể để góp đủ vốn đầu tư. Thay vào đó, Luật Đầu tư 2020 chỉ yêu cầu các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ góp đủ vốn đầu tư theo thông tin về thời hạn góp vốn mà họ đã đăng ký khi nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Căn cứ vào Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 quy định khi nhà đầu tư muốn gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư, họ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong quá trình thực hiện thủ tục gia hạn, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư. Điều này cũng giúp đảm bảo tránh được việc cơ quan quản lý đầu tư từ chối hoặc yêu cầu giải trình thêm trong quá trình điều chỉnh hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Việc gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư sẽ cần thực hiện các bước chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư

Để gia hạn thời hạn góp đủ vốn, nhà đầu tư phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để nộp đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ đăng ký gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư bao gồm các tài liệu sau đây:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông/ chủ sở hữu của Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

– Giải trình lý do điều chỉnh dự án đầu tư gồm:

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

+ Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;

+ Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020 (nếu có).

– Bản sao Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) nhà đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận (điều chỉnh) chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư  hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh.

– Tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh: xác nhận về số vốn đầu tư đã góp; chứng minh năng lực tài chính về khoản vốn đầu tư chưa góp đủ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký đầu tư gồm Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế…

Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư ghi nhận thời hạn góp vốn đầu tư mới cho nhà đầu tư.

Lưu ý:

– Khi thời hạn góp vốn đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đầu tư hết hạn, nhà đầu tư cần tiến hành liên hệ với cơ quan thanh tra để đối mặt với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc không tuân thủ tiến độ dự án. Sau khi hoàn tất quá trình thanh tra và xử phạt, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ chấp nhận và ghi nhận việc gia hạn thời hạn góp vốn cho nhà đầu tư.

– Thời hạn gia hạn góp vốn được xác định dựa trên thông tin mà nhà đầu tư đăng ký trong hồ sơ gia hạn. Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét tình hình hoạt động của dự án để quyết định thời gian gia hạn và ghi nhận thông tin này vào giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Nếu không được chấp thuận gia hạn, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc góp đủ vốn hoặc đăng ký giảm vốn đầu tư

– Tổ chức thực hiện dự án phải đóng đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp không thực hiện được việc này, cần phải đăng ký lại vốn điều lệ với cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Do đó, khi nhà đầu tư chưa góp đủ vốn, họ cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp để tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

 

GIỚI THIỆU VỀ GIA BÌNH

 

Tổng quan về Gia Bình 

Khu công nghiệp sinh thái HANAKA Gia Bình II là một dự án được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND, ngày 12/4/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh, đánh dấu sự hợp tác giữa Chính phủ và tập đoàn Hanaka trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và cung cấp cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.

Với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, dự án được đặt tại địa chỉ 36VW+FCV, Bình Dương, Gia Bình, Bắc Ninh, và có tổng diện tích lên đến khoảng 261.84ha, trong đó diện tích dành cho khu công nghiệp là khoảng 250.000ha.

Mục tiêu của khu công nghiệp này không chỉ là tạo ra một môi trường sản xuất hiện đại và tiện nghi mà còn là một nguồn lợi cho cộng đồng với quy mô dự kiến lên đến 25.000 công nhân. Với thời gian khai thác kéo dài 50 năm từ năm 2021 đến 2071, HANAKA Gia Bình II cam kết đem lại lợi ích bền vững và phát triển cho cả khu vực và quốc gia.

 

Tên Khu Công nghiệp Gia Bình II tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ Xã Nhân Thắng, xã Bình Dương, xã Thái Bảo và xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Thời gian sử dụng 50 năm (2021 – 2071) năm
Ngành nghề thu hút Ưu tiên lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao…
Diện tích 250 ha
Loại hình Khu công nghiệp
Chủ đầu tư Tập đoàn Hanaka
Ưu đãi đầu tư  Miễn 100% tiền thuế TNDN trong vòng 02 năm đầu và giảm 50% tiền thuế TNDN trong 04 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới.

 

Các quy định về vốn tại Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

QUYẾT ÐỊNH:

Ðiều 1. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Ðội Quản lý thị trường số 9, huyện Gia Bình, với những nội dung chủ yếu sau:

– Tên dự án: Trụ sở Ðội Quản lý thị trường số 9, huyện Gia Bình.

– Ðịa điểm xây dựng: Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

– Chủ đầu tư: Chi cục Quản lý thị trường Bắc Ninh.

– Thời gian khởi công: 2005.

– Thời gian hoàn thành: 2006.

Ðiều 2. Kết quả đầu tư.

1.Nguồn vốn đầu tư:

Ðơn vị tính: đồng

Nguồn vốn Ðược duyệt Thực hiện
Ngân sách Nhà nước 1.331.000.000 1.213.370.000
  1. Chi phí đầu tư:

Ðơn vị tính: đồng

Nội dung Tổng dự toán

được duyệt

Chi phí đầu tư được

quyết toán

Tổng số

Xây lắp

Thiết bị

Chi phí khác

1.070.798.000

998.393.000

4.587.000

67.818.000

1.178.815.000

1.064.234.000

4.587.000

109.994.000

  1. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản: Không
  2. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

Ðơn vị tính: đồng

Nội dung Công trình (HMCT) thuộc chủ đầu tư quản lý Công trình (HMCT) giao đơn vị khác quản lý
  Thực tế Quy dổiThực tếQuy dổi
Tổng số

Tài sản cố định

Tài sản lưu động

  1.178.815.000

1.178.815.000

Ðiều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.

  1. Trách nhiệm của chủ đầu tư.

– Ðuợc phép tất toán nguồn vốn và chi phí đầu tư công trình là:

Ðơn vị tính: đồng

Nguồn vốn Số tiền Ghi chú
Ngân sách Nhà nước 1.178.815.000  

* Tình hình công nợ:

– Nợ phải thu : 478.815.000 đồng.

+ Ngân sách cấp bổ sung : 478.815.000 đồng.

– Nợ phải trả : 478.815.000 đồng.

+ Công ty cổ phần xây dựng Bắc Ninh : 473.828.000 đồng.

+ Ban QLDA Sở Y tế : 3.145.000 đồng.

+ Chi cục Quản lý thị trường Bắc Ninh : 262.000 đồng.

+ Sở Tài chính : 1.580.000 đồng.

  1. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản:

Ðược phép ghi tăng tài sản:

Ðơn vị tính: đồng

Tên đơn vị tiếp nhận tài sản Tài sản cố định Tài sản luu dộng Chi tiết theo

nguồn vốn

Ðội Quản lý thị trường số 9 1.178.815.000   NSNN

Ðiều 4. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Tài chính, Kế hoạch – Ðầu tư, Thương mại – Du lịch; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, Ðội quản lý thị trường số 9 căn cứ Quyết định thi hành./.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Các câu hỏi về đầu tư tại Việt Nam – Bắc Ninh – Hanaka: Câu hỏi về quy định về vốn đầu tư” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0848 84 59 59

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *