Phương án phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…

Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương. 

I. Phương án phòng chống thiên tai

  1. Quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn

  • Quan điểm: 

Kế hoạch phòng chống thiên tai lấy phòng ngừa là chính, phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của Đảng, các quy định về chính sách, pháp luật của nhà nước.

       Kế hoạch phòng chống thiên tai của tỉnh phải phù hợp với các quy hoạch quốc gia, đảm bảo tính đồng bộ giữa giải pháp công trình và phi công trình, theo hệ thống, lưu vực sông, liên ngành, liên vùng.

       Xây dựng công trình phòng chống thiên tai phải kết hợp giữa khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới đồng thời phải bảo đảm kết hợp đa mục tiêu, có trọng tâm, trọng điểm.

  • Mục tiêu

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai, thực hiện chủ động, đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp giữa xây dựng, củng cố công trình phòng chống thiên tai với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế – xã hội. 

  • Tầm nhìn

– Năng lực theo dõi giám sát, dự báo, cảnh báo, phân tích thiên tai ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực. Xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý phòng chống thiên tai tại các địa phương, cấp xã cấp huyện trên địa bàn tỉnh

– Chủ động về trong công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của hạn hán, thiếu nước, lũ lụt, xói lở bờ sông,.. kết hợp hài hòa các giải pháp công trình và phi công trình.

– Phục hồi, tái thiết hiệu quả, nhanh chóng các thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Bắc Ninh

2. Định hướng phương án phòng chống thiên tai

– Kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phải được thực hiện đồng bộ, theo giai đoạn và có trọng điểm, có tính cấp bách và lâu dài. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ“ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó, khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Tiêu chí phân cấp rủi ro thiên tai

Cấp độ rủi ro Mô tả chi tiết
Cấp 1- Màu xanh dương nhật – Ít có khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi;

– Thiệt hại đến tài sản, công trình hạ tầng không lớn;

– Tác hại ít đến môi trường.

– Quy mô tác động theo không gian: 1 huyện, xã hoặc 1 tỉnh.

Cấp 2- Màu vàng nhạt – Có khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi;

– Thiệt hại đáng kể đến tài sản, công trình hạ tầng;

– Tác hại tương đối lớn đến môi trường.

– Quy mô tác động theo không gian: 1 tỉnh

Cấp 3- Màu da cam – Có nhiều khả năng gây thiệt hại về người, vật nuôi;

– Thiệt hại lớn đến tài sản, công trình hạ tầng;

– Có tác động rất xấu và để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường

– Quy mô tác động theo không gian: nhiều tỉnh

Cấp 4- Màu đỏ – Có khả năng gây thiệt hại lớn về người, vật nuôi;

– Thiệt hại nặng nề về tài sản, công trình hạ tầng, gây đình trệ các hoạt động kinh tế-xã hội khác; mất mát lớn về tài chính;

– Môi trường bị phá hủy, để lại hậu quả lâu dài, khó có khả năng hồi phục.

– Quy mô tác động theo không gian: nhiều tỉnh

Cấp 5 – Màu tím – Thiệt hại rất lớn về người; vật nuôi; dịch bệnh phát sinh, cộng đồng dân cư không đủ khả năng phục hồi thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai;

– Phá hủy tài sản, các công trình hạ tầng, thiệt hại nặng nề về tài chính, cần trợ giúp từ bên ngoài;

– Môi trường bị tàn phá nặng nề, hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, không có khả năng phục hồi.

– Quy mô tác động theo không gian: nhiều tỉnh

Phân cấp độ rủi ro thiên tai tại tỉnh Bắc Ninh

STT Các loại hình thiên tai Cấp độ
1 Bão, áp thấp nhiệt đới Cấp 4
2 Mưa lớn Cấp 2
3 Lũ lụt, ngập lụt Cấp 4
4 Sạt lở đất Cấp 2
5 Mưa đá, dông lốc sét Cấp 2
6 Nắng nóng Cấp 2
7 Hạn hán Cấp 2
8 Rét đậm, rét hại Cấp 2

Phân vùng rủi ro thiên tai

Huyện/TP Nắng nóng, hạn hán Lũ, ngập lụt Mưa lớn Lốc sét, Mưa đá Bão, ATNĐ Sạt lở đất, sụt lún Rét hại, sương muối Sương mù Động đất
Gia Bình cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
Lương Tài cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
TX. Thuận Thành cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
Tiên Du cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
TX. Quế Võ cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
Yên Phong cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
TP.Bắc Ninh cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2
TP. Từ Sơn cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 4 cấp 2 cấp 2 cấp 1 cấp 2

3. Phương án kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai

Hạ tầng tiêu thoát nước

Theo quy hoạch, trong tương lai diện tích đô thị tăng lên đáng kể kéo theo diện tích đô thị hóa trong các lưu vực thoát tăng, tổng công suất tiêu tăng. Tổng công suất tiêu các trạm đầu mối dự kiến đến năm 2050 tăng là 833,5 m3/s. Để ứng phó với nhu cầu tiêu thoát nước đô thị cần có các giải pháp:

       – Cần khống chế cao độ xây dựng công trình mới lớn hơn nền ruộng trũng 1÷1,5m; hạn chế úng ngập nội đồng;

       – Thoát nước mưa theo hướng bền vững: Kiên cố các trục tiêu chính, đào hồ điều hòa chứa nước. sử dụng các kết cấu hè, đảo giao thông xen lẫn cây xanh tăng hệ số thấm, đối với đô thị nén xây dựng các hầm chứa nước; Quy định nội dung cao độ nền xây dựng cho các khu vực để đảm bảo khả năng tiêu thoát;

       – Đề xuất bổ sung, nâng cấp hệ thống cống tiêu thoát nước trong đô thị. Nạo vét, tăng cường khả năng tiêu thoát các trục tiêu chính và hệ thống kênh mương nội đồng; Phân chia làm 27 vùng tiêu (lưu vực) so với Quy hoạch năm 2013 là 12 lưu vực tiêu.

       – Xây dựng và nâng cấp các công trinh tiêu thoát nước giai đoạn 2021-2030

Hạ tầng cấp nước

       – Quản lý hiệu quả các hồ chứa nước phía thượng nguồn các con sông để điều tiết nước cho toàn vùng.

       – Tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình cấp nước để đảm bảo nguồn cung nước cho sinh hoạt, nông nghiệp trong các đợt nắng nóng và hạn hán.

       – Quản lý hệ thống nước, khuyến khích việc sử dụng nước hiệu quả hơn, tái sử dụng nước và sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn trong công nghiệp.

       – Để bảo vệ trữ lượng và chất lượng nước ngầm do các thay đổi về lượng mưa, cần nâng cao sự thẩm thấu và tái tạo nước ngầm, mở rộng và bảo vệ tốt hơn lưu vực sông và tăng cường bảo vệ các tầng nước ngầm.

       – Xây dựng và nâng cấp một số công trình cấp nước giai đoạn 2021-2030

Phòng chống lũ, ngập lụt

– Giai đoạn từ nay đến 2030:

+ Đối với sông Đuống, sông Thái Bình: dạng lũ bất lợi tháng 8/1996, chu kỳ lặp lại 300 năm (tần suất P = 0,33%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du.

+ Đối với sông Cầu, sông Cà Lồ: dạng lũ lịch sử tháng 8/1971, tần suất lũ tính toán 2%.

– Tầm nhìn đến năm 2050:

+ Đối với sông Đuống, sông Thái Bình: Dạng lũ bất lợi tháng 8/1996, chu kỳ lặp lại 500 năm (tần suất P = 0,2%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du. Giữ mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,4 m và trên sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phả Lại là 7,2 m; tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 20.000 m3/s, tại trạm thủy văn Phả Lại là 3.300 m3/s.

II. Phương án ứng phó biến đổi khí hậu

  1. Quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn

a, Quan điểm

1) Ứng phó với BĐKH phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, hệ thống, tổng hợp, ngành/liên ngành, liên huyện/vùng huyện, tỉnh/liên tỉnh và vùng/liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo;

 2) Các hoạt động ứng phó với BĐKH phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài; đầu tư cho ứng phó với BĐKH là hiệu quả về kinh tế, ứng phó hôm nay sẽ giảm được những thiệt hại lớn hơn nhiều trong tương lai;

3) Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu;

4) Các yếu tố BĐKH phải được tích hợp vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp, các ngành, các địa phương, cả trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện;

5) Thực hiện đúng theo nguyên tắc “Trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” được xác định trong Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH, Việt Nam sẽ thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nhẹ BĐKH khi có sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

b, Mục tiêu

  • Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn.
  •  Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do ảnh hưởng của BĐKH gây ra;
  • Các cơ quan quản lý cần chủ động trong công tác ứng phó với BĐKH;
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về chủ động ứng phó với BĐKH.

c, Tầm nhìn đến năm 2050

  • Tăng cường công tác chỉ đạo, năng lực về tổ chức, quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan, để thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; Triển khai các cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn lực triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chất lượng môi trường phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH có giá trị gia tăng cao. Đảm bảo diện tích che phủ rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái.

2. Phương án ứng phó biến đổi khí hậu

  • Phương án tăng cường năng lực thể chế, chính sách
  • Phương án thích ứng với BĐKH
  • Phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
  • Phương án phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và công trình phòng chống thiên tai ứng phó với BĐKH

3. Định hướng giải pháp ứng phó Biến đổi khí hậu 

  • Giải pháp tăng cường năng lực, thể chế chính sách: Rà soát, kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác chỉ đạo, năng lực về tổ chức, quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan, để thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; Triển khai các cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn lực triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Lồng ghép yếu tố BĐKH và các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Bắc Ninh

​​————————–

 

   

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phương án phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Ninhgiai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59

———————

Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II

Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình

Lộ trình đầu tư tại Việt Nam

————————————————-

KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com

► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/

► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768

► Hotline: +84848845959

#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *