Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với những định hướng, chiến lược phát triển phù hợp, Bắc Ninh đang phát triển mạnh mẽ, là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, khu vực động lực của Vùng Đồng bằng sông Hồng,… Trong điều kiện phát triển mới, tỉnh chú trọng đến phát triển xanh, bền vững, kiến tạo các giá trị riêng dựa trên những nền tảng mới như: Cải cách, đổi mới sáng tạo, kinh tế số,…
Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 822,7 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng. Tỉnh có vị trí nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình; gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (Quảng Ninh và Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh cũng có vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và giao thương với các tỉnh trong cả nước.
Với lợi thế gần Hà Nội, Bắc Ninh là một trong các cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, là Khu vực động lực của Vùng ĐBSH và có sức hút về các mặt kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá… đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông – lâm – thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ…
Điều kiện tự nhiên
Về địa hình
Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên có địa hình khá bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Địa chất của tỉnh Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng. Bên cạnh đo, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc Bắc bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh cũng có những tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc.
Đặc điểm khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Nhiệt độ trung bình năm là 24oC, tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất (khoảng 30,7oC), và tháng 1 (khoảng 18,3oC).
Năm | Nhiệt độ (oC) | ||||||||||||
T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 | T11 | T12 | BQ Năm | |
2017 | 19,1 | 19,5 | 21,3 | 24,4 | 27,5 | 30,1 | 29,0 | 29,3 | 28,8 | 25,4 | 22,0 | 17,3 | 24,5 |
2018 | 17,6 | 17,2 | 22,3 | 24,0 | 29,0 | 30,3 | 29,7 | 28,9 | 28,6 | 25,5 | 23,5 | 18,4 | 24,6 |
2019 | 17,2 | 21,9 | 22,2 | 27,3 | 27,7 | 30,9 | 30,8 | 29,4 | 28,7 | 26,1 | 22,7 | 18,8 | 25,3 |
2020 | 19,2 | 19,4 | 22,7 | 22,0 | 29,2 | 31,4 | 30,1 | 29,1 | 29,0 | 24,4 | 23,2 | 17,9 | 24,8 |
Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm. Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2020.
Tài nguyên
Tài nguyên đất
Đặc điểm thổ nhưỡng: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 15 loại đất, trong đó đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg) chiếm diện tích chủ yếu (11.148,95 ha), chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn thứ hai (10.916,74 ha), chiếm 13,27% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc hệ thống sông Cầu thuộc các huyện, thị xã Yên Phong, Quế Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng 2 vụ lúa.
Tài nguyên nước
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
Các sông đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước và giao thông đường thủy của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 88.621,29 triệu m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 88.527,67 triệu m³ và lượng nước trong ao hồ đầm là 93,62 triệu m³.
Sông Đuống: Có tổng chiều dài 67 km, trong đó 42 km nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Sông Cầu: Có tổng chiều dài 290 km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69 km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³
Sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh
Sông Thái Bình: Có tổng chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông có hàm lượng phù sa lớn.
Tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh là một tỉnh nghèo tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có 11 loại hình khoáng sản, trong đó tài nguyên khoáng sản trọng tâm và có tiềm năng nhất của tỉnh Bắc Ninh là vật liệu xây dựng (cát xây dựng, đá xây dựng, cát kết, sét gốm và sét gạch ngói, sét chịu lửa, sét dung dịch…) .
Cát xây dựng
Tập trung chủ yếu ở các bãi bồi, thềm và cát lòng sông của 2 con sông chính chảy qua địa phận Bắc Ninh là sông Cầu, sông Đuống. Hiện nay có 20 điểm bãi cát xây dựng, trong đó tại sông Cầu có 13 bãi cát lớn nhỏ nhưng chỉ có 3 bãi cát là đủ tiêu chuẩn thành mỏ hoặc điểm khoáng sản; tại sông Đuống có 07 mỏ cát
Đá xây dựng – cát kết
Các mỏ cát kết hiện nay được chính thức biết đến và từng tiến hành khai thác như ở núi Đáp Cầu và núi Búp Lê, chúng có tuổi Trias thuộc bậc Nori – Reti phân hệ tầng Hòn Gai trên (T3n-rhg2).
Kaolin – Bột màu
Tại Bắc Ninh có hai điểm quặng nhỏ, bột màu ở Hoàn Sơn và kaolin ở Núi Chè, được thành tạo do phong hoá các đá cát kết giàu felspat và sét. Trữ lượng dự báo hiện nay cũng khoảng trên 1 triệu tấn. Nguyên liệu này có chất lượng không cao nên chỉ dùng cho mỹ nghệ làm sơn, sơn mài…của các làng nghề thủ công của Bắc Ninh và các vùng lân cận.
Than bùn
Ở Bắc Ninh rất ít, chủ yếu là trong các trầm tích đầm hồ thuộc hệ tầng Thái Bình tại khu vực thôn Như Nguyệt (thôn Hoà Bình cũ), Mai Đình (Bắc Giang) kéo sang Nguyệt Cầu (Tam Giang và Đức Lân (Yên Phụ), Như Nguyệt (thôn Hoà Bình cũ). Tài nguyên dự báo tạm tính khoảng gần 1 triệu tấn.
Tóm lại, tiềm năng khoáng sản rắn của tỉnh Bắc Ninh vẫn là vật liệu xây dựng nói chung, trong đó khoáng sản mũi nhọn có nhiều tiềm năng là cát xây dựng, cát kết (đá xây dựng) và đặc biệt là sét gốm và sét gạch ngói. Đây là các khoáng sản cần được đầu tư thăm dò và khai thác có quy hoạch và quản lý giám sát chặt chẽ, điều đó sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản và góp phần vào phát triển bền vững kinh tế- xã hội trên địa bàn Bắc Ninh.
Tài nguyên du lịch
Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh là địa hình đơn điệu, không có biển, không có rừng tự nhiên nên tài nguyên du lịch tự nhiên của Bắc Ninh là không nhiều.
Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội – thành phố đông dân, kinh tế phát triển thứ hai trên cả nước và là đầu mối trung chuyển khách quốc tế lớn vào bậc nhất cả nước, Bắc Ninh có cơ hội lớn trong việc khai thác thị trường khách du lịch cả quốc tế và nội địa. Quốc lộ 1A đoạn qua Bắc Ninh và Quốc lộ 18 là trục giao thông chính đưa khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các địa phương trên hầu khắp đất nước, đưa khách du lịch quốc tế qua đầu mối giao thông Hà Nội, nhất là cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến với Vịnh Hạ Long – điểm du lịch nổi tiếng và quan trọng nhất của du lịch Việt Nam. Đây là lợi thế quan trọng của Bắc Ninh về mặt địa lý.
Hiện nay, Bắc Ninh còn gìn giữ được nhiều di tích nổi tiếng gắn liền với các sự kiện lịch sử – văn hóa quan trọng của quốc gia, dân tộc tiêu biểu như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, Đền Đô, di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị của Bắc Ninh hình thành cùng làng mạc dọc các sông lớn trong tỉnh; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu dân ca trữ tình… tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt, là nguồn tài nguyên có giá trị khai thác hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như sản phẩm du lịch làng quê, sản phẩm du lịch sông nước. Hệ thống sông ngòi với sự hội tụ của 6 con sông (Lục Đầu Giang) là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị ở Bắc Ninh không chỉ vì giá trị bản thân hệ thống này với vai trò giao thông, với tiềm năng hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch sông nước mà còn vì khả năng kết nối các giá trị văn hóa để tạo thành các sản phẩm du lịch tổng hợp cũng như tôn giá trị của các sản phẩm du lịch sông nước (Dòng sông huyền thoại).
Với bốn vùng cảnh quan đặc trưng: Núi, đồi, đồng bằng và sông ngòi. Cảnh đẹp với các danh thắng lạ và thiêng gắn với các truyền thuyết: Núi Tiên Sơn, núi Tam Sơn, núi Nguyệt Hằng, núi Dạm…, trong đó nổi bật là “Ngũ Sơn trấn” gồm: Núi Phật Tích, núi Thiên Thai, núi Chè, núi Bàn Cờ (Núi Dạm) và núi Bùng trong đó núi Bàn Cờ (Núi Dạm) là “chủ Sơn” nằm tại trọng tâm của tỉnh. Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi dầy đặc là tiềm năng phát triển du lịch trên sông nước kết hợp với văn hóa ca hát và các vùng đồi thấp phát triển du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần phục vụ khách du lịch nội địa từ Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.
Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà tiêu biểu là các đình, chùa, lễ hội truyền thống Với đặc điểm nổi bật là một trong nét nổi bật của những địa phương mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau như làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn, đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài…
Tất cả các đặc trưng trên hội tụ thành giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển. Với yếu tố địa hình và mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nước và quốc tế.
Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Bắc Ninh không có rừng tự nhiên, toàn tỉnh có 552,31 ha rừng trồng phòng hộ phân bổ tập trung ở các huyện, thị xã Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 20.000 m3.
Các loài cây trồng rừng chủ yếu ở Bắc Ninh là keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn trắng, bạch đàn lá liễu, thông nhựa, thông ba lá. Những năm gần đây trồng thêm lát hoa, lim, long não.
Động vật có các loài động vật nhỏ như chuột, một vài loài chim nhỏ như chích chòe, chào mào, bò sát, có thằn lằn bóng đuôi dài, lưỡng cư có ngóe, vài loài dơi như dơi muỗi xám, dơi muỗi mắt.
Giới thiệu khu công nghiệp Gia Bình II
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II có quy mô 250 ha và tổng vốn đ’ầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỉ đồng. Với việc xây dựng hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, dự án này nhằm “đón” các doanh nghiệp công nghiệp sạch, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực phía nam sông Đuống và tỉnh Bắc Ninh.
Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.
Dự án này có tổng diện tích quy hoạch 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.956,8 tỷ đồng. Quy hoạch sử dụng đất được phân thành các chức năng cụ thể, bao gồm: đất xây dựng nhà máy chiếm 66,89%, đất giao thông 13,53%, đất cây xanh 10,13%, và phần còn lại dành cho các mục đích khác như đất công trình công cộng – dịch vụ, đất hạ tầng kỹ thuật và đất khác.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào công nghiệp sạch, đặc biệt ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao.
Tại dự án, việc đầu tư xây dựng hạ tầng bao gồm các hạng mục chính như: giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh và hệ thống thoát nước. Đặc biệt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, bao gồm 02 mô-đun có công suất 3.500m3/ngày đêm.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II còn có vị trí thuận tiện, kết nối với các khu vực tiện ích và vùng lân cận như sau: cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…
Chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hanaka trước đây là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, với Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Hiện tại, tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…
Thông tin dự án Gia Bình II Bắc Ninh
Chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Gia Bình II là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, được thành lập từ năm 2007, đặt trụ sở tại Khu công nghiệp Hanaka, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tập đoàn Hanaka tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện Hanaka, trong đó Công ty TNHH Hồng Ngọc là cổ đông chính. Đến thời điểm hiện tại tập đoàn có tổng vốn điều lệ 2.599 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh máy biến áp, sản xuất dây cáp điện trung hạ thế, sản xuất bao bì phục vụ ngành ăn uống, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án…
Theo tìm hiểu, Khu công nghiệp Gia Bình II được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích quy hoạch dự kiến là 250 ha.
Ngày 10/08/2020, Khu công nghiệp Gia Bình II được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 353/QĐ-UBND. Theo đó, Khu công nghiệp Gia Bình II có quy mô được phê duyệt quy hoạch là 261,84 ha, bao gồm 250 ha diện tích khu công nghiệp và 11,84 ha là điện tích hoàn trả kênh mương thủy lợi và xây dựng đường giao thông đối ngoại.
Ngày 12/03/2021, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 347/QĐ-TTg với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.956,8 tỷ đồng.
Dự án có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2021-2071). Ngày 12/04/2021, Khu công nghiệp Gia Bình II chính thức được thành lập theo Quyết định số 128/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 09/07/2023, tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
Thông tin nhanh dự án Gia Bình II Bắc Ninh
Dự án: Khu công nghiệp Gia Bình II | Tổng diện tích: 250 ha |
Vị trí: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh | Tổng vốn đầu tư: 3.956,8 tỷ đồng |
Loại hình: Khu công nghiệp | Năm khởi công: Ngày 09/07/2023 |
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka | Năm hoàn thành: |
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tài nguyên tỉnh Bắc Ninh” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
————————————————-
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: salesrealty.hanaka@gmail.com
► Website: https://giabinhindustrialpark.vn/
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh