Trong thời kỳ giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển đáng kể, với những nỗ lực đặc biệt được đầu tư vào nhiều lĩnh vực quan trọng. Để đánh giá mức độ phát triển và chất lượng cuộc sống của cộng đồng, Chỉ số Phát triển Con người (HDI) đã nổi lên như một tiêu chí quan trọng.
CHỈ SỐ HDI
Chỉ số phát triển con người (HDI) là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, đo lường sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay một địa phương do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) khởi xướng từ năm 1990 và đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tính toán, công bố thường xuyên.
Chỉ số HDI là gì?
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Nhìn chung, HDI không chỉ đo lường và so sánh mức độ phát triển mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển con người toàn cầu.
Theo tiêu chuẩn và sự phân chia HDI thành 4 nhóm của UNDP, HDI của Việt Nam đã từ nhóm trung bình những năm 2016-2018 lên nhóm cao trong năm 2019-2020. Thứ hạng HDI của Việt Nam tăng từ vị trí 118 năm 2016; 119 năm 2017 và 118 năm 2018 lên vị trí 117 năm 2019 trong tổng số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới.
HDI của Việt Nam và các nước Đông Nam Á năm 2016 – 2019.
Theo Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022, được công bố bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam vào tháng 9/2022, chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Việt Nam trong năm 2021 đạt 0,703. Đây là một bước tiến đáng chú ý khi xếp hạng của Việt Nam tăng lên hai vị trí so với năm 2019, từ vị trí 117/189 quốc gia lên vị trí 115/191 quốc gia trong năm 2021. Trong khu vực Đông Nam Á, HDI của Việt Nam năm 2021 đứng thứ 6.
TOP 10 TỈNH CÓ CHỈ SỐ HDI CAO NHẤT
TOP 10 tỉnh, thành có chỉ số HDI cao nhất Việt Nam 2022. Nguồn: Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê 2022
Dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Tuổi thọ trung bình của người dân là 73,7 tuổi – cao hơn so với trung bình chung của khu vực Đông Nam Á. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2022 đạt 0,726 và thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu
BR-VT đã phát huy những thuận lợi về địa giới hành chính mới, khơi dậy tiềm năng sẵn có, tạo nên những bước phát triển đột phá về mọi mặt. Vị thế của BR-VT ngày càng được thể hiện rõ trong tiến trình phát triển, là một cực tăng trưởng về kinh tế của cả nước, là một trong số các địa phương dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, luôn giữ vững sự ổn định về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng luôn được bảo đảm.
Chỉ số phát triển con người của BR-VT ngày càng nâng cao.
Là một trong những tỉnh có trình độ phát triển cao với quy mô kinh tế năm 2020 đạt hơn 15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6% tổng GDP của quốc gia; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố cả nước, đóng góp hơn 5% tổng thu ngân sách quốc gia.
Năm 2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quy mô kinh tế cao nhất.
Ngoài chi cho đầu tư phát triển, tỉnh chú trọng ưu tiên bố trí đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao nhằm bảo đảm nhu cầu khám chữa bệnh, học tập, vui chơi, giải trí của người dân.
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh bình quân năm 2020 của BRVT là 76,4 tuổi, sau Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh cùng 76,5 tuổi. Đến năm 2021, tuổi thọ trung bình là 75,5 tuổi, tăng 0,1 tuổi so với năm 2020. Tuổi thọ là tiêu chí đánh giá Chỉ số sức khỏe. Theo Tổng cục Thống kê, do tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tăng nên Chỉ số sức khỏe của BR-VT đạt khá cao. Năm 2020, BRVT cùng với TP. Hồ Chí Minh là 2 địa phương có Chỉ số sức khỏe cao nhất cả nước với 0,869.
Hà Nội
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa hơn nghìn năm mà còn ghi dấu ấn bởi chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) cao – 0,818 (năm 2022) – xếp hạng thứ 2 trong top 10 tỉnh thành có HDI cao nhất cả nước.
Thành tựu này là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và người dân Hà Nội trong việc phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ảnh minh họa.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục lớn nhất cả nước. Nền kinh tế của thủ đô phát triển đa dạng với các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… đóng góp quan trọng vào GDP chung của cả nước.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hà Nội, năm 2022, GRDP của Hà Nội ước tính tăng 8,89% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% – 7,5%) và là mức tăng cao trong nhiều năm gần đây. Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.196 nghìn tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021.
Tăng trưởng GRDP 6 tháng qua các năm tại Hà Nội.
Thủ đô sở hữu hệ thống giáo dục và y tế phát triển bậc nhất cả nước. Các trường học từ mầm non đến đại học đều được đầu tư bài bản, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Hệ thống y tế hiện đại, trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Đầu tư cho giáo dục nhằm phục vụ sự phát triển lâu dài của Thủ đô.
Hà Nội chú trọng đầu tư vào cải thiện môi trường sống, xây dựng thành phố xanh – sạch – đẹp. An ninh trật tự được đảm bảo, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân. Nhờ những yếu tố trên, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng được nâng cao. Người dân được hưởng đầy đủ các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, nhà ở, giao thông…
Hà Nội chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
Chỉ số HDI cao là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội. Thủ đô xứng đáng là điểm đến hấp dẫn cho người dân sinh sống, làm việc và du lịch.
TP. Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa lớn nhất cả nước. Nơi đây luôn được biết đến với sự năng động, sáng tạo và không ngừng phát triển. Năm 2022, TP. Hồ Chí Minh sở hữu chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) ấn tượng – 0,811 – xếp hạng thứ 3 trong top 10 tỉnh thành có HDI cao nhất Việt Nam.
Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam.
So găng tăng trưởng GRDP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
GRDP năm 2022 ước đạt khoảng 1.479.227 tỷ đồng, tỷ lệ đóng góp kinh tế số trong GRDP (2022) ước tính khoảng 19% (theo dự báo của Bộ TT&TT, năm 2021 khoảng 15,38% – chưa bao gồm thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế chia sẻ, chỉ tiêu năm 2023 là 19%).
TP đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế phát triển cho ngành văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa TP lành mạnh; phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế, văn hóa trong Đảng, văn hóa trong doanh nhân và doanh nghiệp, văn hóa tại các công sở, văn hóa tại các khu dân cư, văn hóa trong các gia đình… tiếp tục tập trung phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân TP. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Không ngừng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Hải Phòng
Hải Phòng, một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, đứng ở vị trí thứ ba về quy mô trong hệ thống các thành phố lớn của đất nước. Với vai trò quan trọng là một thành phố cảng, Hải Phòng không chỉ là trung tâm công nghiệp và cảng biển mà còn là trung tâm quan trọng về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ tại Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.
Toàn cảnh thành phố Hải Phòng.
GRDP năm 2023 tại Hải Phòng tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tăng trưởng kinh tế Hải Phòng năm 2023.
Năm 2023, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn TP ước đạt 190.641,7 tỉ đồng, tăng 11,24% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực vốn nhà nước có mức tăng cao nhất, tăng 31,36%, khu vực ngoài nhà nước tăng 8,46%, khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,15% so với cùng kỳ.
Hải Phòng duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) ở nhóm 5 tỉnh thành phố đứng đầu cả nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52%; tỷ lệ hộ nghèo dưới 0,1%; giải quyết việc làm cho trên 6 vạn lượt lao động/năm. Chỉ số phát triển con người HDI của Hải Phòng ở mức cao, xếp thứ 4 sau Hà Nội (0.818), TP.HCM (0.811), Bà Rịa – Vũng Tàu (0.821).
Đà nẵng
Đà Nẵng, một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, tọa lạc tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Với vị trí đắc địa, thành phố này không chỉ là trung tâm quan trọng mà còn là đô thị lớn nhất trong toàn khu vực Miền Trung. Đà Nẵng đảm nhận vai trò hạt nhân quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Đà Nẵng – Thành phố biển đáng sống nhất.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với các đô thị lớn trong cả nước, Đà Nẵng từng bước phát triển đi lên và khẳng định vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; các nguồn lực trong xã hội được phát huy; các ngành, lĩnh vực đều được phát triển. Hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, tạo nên thay đổi cả về tầm vóc, quy mô và diện mạo thành phố.
Tăng trưởng GRDP thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2021.
Kinh tế số cũng đóng góp gần 20% GRDP thành phố. Tại Đà Nẵng hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân (gấp 3 lần tỷ lệ trung bình cả nước).
Nhiều năm liền, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Các chính sách an sinh xã hội mang đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện, gắn với chương trình “Thành phố 5 không”, “3 có”, “4 an”; Chỉ số phát triển con người của Đà Nẵng luôn trong nhóm tốt nhất cả nước.
Chương trình“Thành phố 5 không”, “3 có”, “4 an” tại Đà Nẵng.
Quảng Ninh
Quảng Ninh được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ” với đầy đủ các tài nguyên vô hạn và hữu hạn. Đây còn là nơi mang trong mình những giá trị riêng biệt, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nơi lưu giữ giá trị nổi bật của di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Khám phá Quảng Ninh.
Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê Quảng Ninh, năm 2023 quy mô kinh tế Quảng Ninh đạt trên 315.000 tỷ đồng gấp 1,5 lần so với năm 2020, thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 55.600 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với con số hơn 3 tỷ USD, gấp 3,1 lần kế hoạch năm. GRDP bình quân đầu người địa phương này năm 2023 ước đạt trên 9.400 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020…
Sinh viên tại Quảng Ninh ham học hỏi và rất năng động.
Bắc Ninh
Bắc Ninh, thuộc vùng Kinh Bắc, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đậm chất truyền thống lịch sử và văn hiến. Nơi đây không chỉ là cội nguồn của dân tộc Việt – Kinh Dương Vương và quê hương của Vương triều Lý, mà còn là địa điểm nổi tiếng với nhiều danh nhân, những lãnh đạo cách mạng và tiền bối của Đảng và Nhà nước. Bắc Ninh hội tụ một kho tàng văn hoá dân gian phong phú, được thể hiện qua nhiều công trình văn hoá nghệ thuật xuất sắc.
Trung tâm Bắc Ninh nhìn từ trên cao.
Năm 2023, Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn vượt 9,5% so kế hoạch; thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp vượt 16,7% so kế hoạch, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 60,3% (vượt 15,3% so với kế hoạch, cao hơn 18,5% so với bình quân chung cả nước). Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh được giữ vững; đời sống nhân dân ổn định, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn.
Với mục tiêu giữ vững vị trí hàng đầu trong nhóm 10 địa phương về chỉ số phát triển con người (HDI), tỉnh Bắc Ninh cam kết tập trung xây dựng và phát triển toàn diện các giá trị văn hóa và con người, đồng thời đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng, đồng thời thu hẹp khoảng cách về trải nghiệm văn hóa giữa các địa phương, khu vực và đối tượng dân cư.
Xây dựng con người Bắc Ninh trong thời đại số với sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại.
DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP GIA BÌNH II TẠI BẮC NINH
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Gia Bình II đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hạ tầng công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cũng như các khu vực lân cận. Với quy mô lên đến 250 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến 3.956,8 tỷ đồng, dự án này đại diện cho sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương và các nhà đầu tư trong việc thu hút và phát triển ngành công nghiệp sạch, hiện đại và tiên tiến.
Tại KCN Gia Bình II, việc xây dựng hạ tầng không chỉ đơn thuần là việc tạo ra các khu nhà máy và cơ sở sản xuất mà còn là một quá trình tái cơ cấu và tối ưu hóa không gian đô thị. Diện tích quy hoạch được phân bố hợp lý giữa các khu vực chức năng, bao gồm đất xây dựng nhà máy, đất giao thông, đất cây xanh và các công trình dịch vụ công cộng, nhằm đảm bảo tính chất bền vững và phát triển bền vững cho khu vực.
Quy hoạch giao thông huyện Gia Bình đến năm 2030 Huyện có hệ thống các tuyến đường tỉnh 280, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 5, quốc lộ 18. Cùng với các tuyến đường huyện hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm. Quốc lộ 17: dài 17 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, vận tốc 80 km/h với chất lượng tốt (4 làn xe hiện mới thực hiện tại khu vực trung tâm thị trấn Gia Bình tuyến đường này được thiết kế cho đoạn từ Đông Côi – Đông Bình; 2 làn xe tuyến đường này được thiết kế cho đoạn từ Đông Bình – Cao Đức)
Từ dự án Khu công nghiệp Gia Bình II, thuận tiện liên kết đến các khu vực tiện ích và vùng lân cận như: Cách Quốc lộ 18 khoảng 3,5 km, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 22 km, cách trung tâm thành phố Bắc Giang 33 km; cách khu vực sân bay Nội Bài 60 km; cách cảng Đình Vũ Hải Phòng 90 km; cách cảng nước sâu Lạch Huyện 101 km…
Trong bối cảnh môi trường công nghiệp ngày càng nhận được sự quan tâm cao từ cộng đồng và các nhà quản lý, việc tạo ra các khu công nghiệp sinh thái (hay còn gọi là khu công nghiệp sinh tháo) là một xu hướng không thể phủ nhận. KCN Gia Bình II là một trong những dự án tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với việc chú trọng và phát triển mạnh mẽ mô hình này.
Dự án Khu công nghiệp Gia Bình II được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghiệp sạch, ưu tiên các lĩnh vực: Sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao.
Tại dự án, được đầu tư xây dựng hạ tầng với các hạng mục chính: Giải phóng mặt bằng, san nền, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh, hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó còn có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 7.000 m3/ngày đêm, gồm 02 mô-đun với công suất 3.500m3/ngày đêm.
Trong Khu công nghiệp Gia Bình II, việc triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái được xem là một điểm nhấn quan trọng. Đây không chỉ là một khu công nghiệp thông thường, mà còn là một “khoảng xanh” giữa các cơ sở sản xuất. Các khu vực cây xanh, công viên và hệ thống thoát nước được thiết kế và quản lý một cách chặt chẽ, nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên, đồng thời giảm bớt áp lực đối với môi trường xung quanh.
Ngoài ra, việc ưu tiên các ngành công nghiệp sạch như điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ cao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một khu công nghiệp sinh thái thành công. Các ngành công nghiệp này thường tiêu thụ ít năng lượng và tạo ra ít chất thải hơn so với các ngành công nghiệp truyền thống, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Khu công nghiệp Gia Bình II không chỉ là một dự án công nghiệp tiên tiến với quy mô lớn và hạ tầng hiện đại, mà còn là một minh chứng rõ ràng cho sự cam kết trong việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp sinh thái. Việc kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, quản lý thông minh và bảo vệ môi trường là chìa khóa để KCN Gia Bình II trở thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp mong muốn sự phát triển bền vững.
Khu công nghiệp Gia Bình II do CTCP Tập đoàn Hanaka (Hanaka Group) làm chủ đầu tư. Theo thông tin từ Hanaka, đến nay, công ty đã hoàn tất xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 245,5ha (đạt 98,2%) và được UBND tỉnh giao đất 2 đợt là 241ha; đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 180ha; Sở Xây dựng đã cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngày 30/06/2023.
Chủ đầu tư của dự án, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, là một đối tác đáng tin cậy với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản công nghiệp. Sự kết hợp giữa tâm huyết và kỹ năng của Hanaka, cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng địa phương, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự thành công của dự án này.
Tập đoàn Hanaka được thành lập từ năm 2007, trụ sở tại KCN Hanaka, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Doanh nghiệp do ông Mẫn Ngọc Anh làm Chủ tịch HĐQT và đại diện pháp luật. Trong lần thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất vào 22/2/2022, Hanaka nâng vốn điều lệ từ 3.686 tỷ đồng lên 4.686 tỷ đồng.
Phối cảnh tổng thể dự án KCN Gia Bình II.
Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc, tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở trung tâm hình học miền Bắc. Được quy hoạch trong vùng thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh này đứng trong số những địa phương có nền kinh tế phát triển nhất miền Bắc.
Toàn cảnh tỉnh Vĩnh Phúc nhìn từ trên cao.
Vĩnh Phúc ghi dấu ấn đậm nét trong phát triển toàn diện kinh tế – xã hội với 10 điểm nhấn nổi bật trong năm 2023, đặc biệt là cú lội ngược dòng ngoạn mục của tăng trưởng kinh tế, trở thành địa phương duy nhất lấy lại được đà tăng trưởng từ âm sang dương.
Vĩnh Phúc đứng thứ 5 cả nước về tỷ trọng Kinh tế số trên tổng GRDP năm 2022.
Phong trào văn hoá văn nghệ thể thao quần chúng rộng khắp, toàn Tỉnh duy trì hơn 2.700 câu lạc bộ thể thao quần chúng và hàng nghìn câu lạc bộ dân ca, dân vũ. Các thiết chế văn hóa, các nhà văn hóa được khai thác tối đa công suất và trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng đời sống nhân dân.
Các nhà văn hóa được xây dựng trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng đời sống nhân dân.
Các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm tôn tạo; các hoạt động kích cầu du lịch tuần lễ văn hóa 30/4; không gian sách; không gian văn hóa, du lịch, duy trì phố đi bộ và các chương trình văn nghệ cuối tuần… Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dân ca, dân vũ được đẩy mạnh như: Hội thi tuyên truyền ca khúc cách mạng; giao lưu dân vũ; liên hoan hát văn, hát chầu văn mở rộng; liên hoan nghệ thuật quần chúng người cao tuổi…
Hạ tầng giáo dục được đảm bảo. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đầu tư, bố trí nguồn vốn xây dựng mới 6 trường THCS chất lượng cao và đảm bảo cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến nay tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt trên 67%, gần đạt mục tiêu cả nhiệm kỳ.
Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên, trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc, được thành lập vào năm 1962 và nổi tiếng là thành phố công nghiệp, là trung tâm luyện kim lớn nhất cả nước. Trong thời kỳ tồn tại của Khu tự trị Việt Bắc (1956 – 1965), Thái Nguyên từng là thủ phủ của khu tự trị này. Ngoài ra, thành phố còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước.
Thành phố Thái Nguyên vươn tầm đô thị văn minh, hiện đại.
Chỉ số hài lòng của người dân năm 2022, với một bộ gồm nhiều chỉ số và thông tin đa dạng, tiếp tục mang đến bức tranh toàn diện hơn về chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân, để từ đó giúp cơ quan hành chính nhà nước xây dựng, thực hiện các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác cải cách hành chính.
Tổng sản phẩm GRDP tại Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2023.
Thái Nguyên xây dựng đời sống văn hóa: Khi phong trào đi vào cuộc sống.
Công tác xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được các cơ quan, đơn vị, trường học quan tâm thực hiện; chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên, các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai hiệu quả, đi vào chiều sâu gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hưng Yên:
Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông nam và không bằng phẳng. Tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Bản đồ vị trí tỉnh Hưng Yên.
Năm 2023, ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên đạt 10,05%, vượt kế hoạch đề ra, là tỉnh có mức tăng trưởng cao thứ 4/11 tỉnh đồng bằng Sông Hồng và cao thứ 7/63 tỉnh thành cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hưng Yên giai đoạn 2016-2020.
Kết quả số vốn thu hút đầu tư mới và điều chỉnh tăng thêm năm 2023 đạt 18.387 tỷ đồng và 776,27 triệu USD. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 1.390 doanh nghiệp, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022, với tổng số vốn đăng ký mới đạt 22.810 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 16.268 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký đạt 198.396 tỷ đồng.
Hoạt động văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và nhu cầu của Nhân dân, giữ gìn và phát huy nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tỉnh đã chỉ đạo, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh, quan tâm việc định hướng tư tưởng, động viên, khuyến khích các văn nghệ sĩ tích cực sáng tác các tác phẩm có chất lượng, tạo sức lan tỏa trong xã hội.
Lễ hội Nam Trì tại Hưng Yên.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TOP 10 tỉnh có chỉ số HDI cao nhất Việt Nam giai đoạn 2016-2020” do KCN Gia Bình II cung cấp. Thị trường bất động sản tại Bắc Ninh giàu tiềm năng phát triển với vị trí đắc địa, nơi đây thu hút sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Trong số các dự án mới triển khai, Khu công nghiệp Gia Bình II – Bắc Ninh nổi bật với quy mô lớn và vị trí chiến lược, được biết đến là một trong rất ít dự án còn lại có nguồn cung dồi dào nhất tại Bắc Ninh. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, môi trường kinh doanh thuận lợi và nguồn nhân lực có trình độ cao, đây là điểm đến lý tưởng thu hút nhiều nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp. Sự đa dạng trong các ngành công nghiệp cũng tạo điều kiện cho sự phát triển đa chiều và bền vững. Liên hệ để biết thêm thông tin về dự án KCN Gia Bình II tại: 0948 48 48 59 |
————————–
Thông tin chi tiết dự án KCN Gia Bình II
Thông tin chi tiết Nhà xưởng xây sẵn KCN Gia Bình
KCN GIA BÌNH II – BẮC NINH
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
► Địa chỉ: Xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo, Vạn Ninh, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
► Email: manngoctrieutien@gmail.com
► Website: https://hanaka.com.vn/index.html
► Fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61557919323768
► Hotline: +84848845959
#khucôngnghiệp, #GiaBình II, #Hanaka, #bất động sản, #BắcNinh, #GiaBình, #KCNsinh thái #GiaBinhII #Industrialpark #RealEstate #BacNinh #Eco-Industrialpark #GiaBinh
Tổng hợp: KCN Gia Bình II – BTV Hải Hà